Tôi muốn hỏi:“Đau bụng rối loạn tiêu hóa ở trẻ phải làm sao?”. Con tôi dạo gần đây thường xuyên đau bụng, biếng ăn. Bác sĩ đã chuẩn đoán là bị rối loạn tiêu hóa và có cho thuốc uống nhưng 2 ngày vẫn chưa khỏi. Mong chuyên gia tư vấn giúp tôi. (Mỹ Dung, 30 tuổi)
Chào bạn Mỹ Dung! Rất cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi về chuyên mục tư vấn sức khỏe của chúng tôi. Với câu hỏi: “Đau bụng rối loạn tiêu hóa ở trẻ phải làm sao?”, chúng tôi xin giải đáp như sau:
Đau bụng rối loạn tiêu hóa là gì?
Bị đau bụng do rối loạn tiêu hóa là tình trạng thường gặp ở nhiều người, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Hệ tiêu hóa đóng vai trò quan trọng, có nhiệm vụ tiêu hóa các chất dinh dưỡng cần thiết và lọc bỏ các chất thải. Khi có nguyên nhân nào đó tác động sẽ khiến bụng bị đau rối loạn tiêu hóa. Các cơn cơ thắt không đều đau làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến bệnh mãn tính.
Đau bụng rối loạn tiêu hóa ở trẻ phải làm sao?
Biểu hiện của rối loạn tiêu hóa
Việc nhận biết các biểu hiện chứng rối loạn tiêu hóa sẽ giúp các mẹ kịp thời có các phương pháp điều trị cho trẻ, để tránh tình trạng bệnh trở nên nặng hơn. Một số dấu hiệu của chứng rối loạn tiêu hóa đó là:
– Đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng: Đây là biểu hiện đầu tiên của hiện tượng rối loạn tiêu hóa, trẻ có những triệu chứng như ợ hơi, đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu.
– Đau bụng: Các cơn đau bụng xuất hiện ở vùng bụng bên trái hoặc một số vị trí khác xung quanh ổ bụng. Các cơn đau tùy vào bệnh sẽ có mức độ nhẹ hoặc đau dữ dội. Đây chính là biểu hiện của các bệnh lý có liên quan đến hệ tiêu hóa.
– Táo bón, tiêu chảy: Khi xuất hiện hiện tượng táo bón sẽ làm cho cơ thể mất nước, làm chất điện giải bị giảm dẫn đến tình trạng tiêu chảy hoặc táo bón. Lúc này hệ tiêu hóa sẽ bị tổn thương nên sẽ có những cơn đau bụng.
– Nôn trớ ở trẻ: Do thực quản ngắn, hệ tiêu hóa lại chưa phát triển hoàn chỉnh, còn yếu nên trẻ hay bị nôn trớ. Hiện tượng này cũng cho thấy hệ tiêu hóa của trẻ cũng không ổn định.
– Biếng ăn, hay quấy khóc: Khi bị đau bụng rối loạn tiêu hóa, trẻ thường sẽ nhác ăn do hệ tiêu hóa hoạt động kém khiến khả năng hấp thụ dinh dưỡng kém. Trẻ không chịu ăn, ít chơi, hay quấy khóc do khó chịu ở bụng.
Vì sao bị đau bụng rối loạn tiêu hóa?
Đau bụng rối loạn tiêu hóa ở trẻ có rất nhiều nguyên nhân gây ra. Làm cha mẹ ai cũng lo lắng nếu con mình bị bệnh. Các nguyên nhân chủ yếu là:
– Do trẻ dùng thuốc kháng sinh quá nhiều: Một số trẻ dùng thuốc kháng sinh để điều trị bệnh trong thời gian dài cũng dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Trẻ sẽ có biểu hiện bị tiêu chảy, hay đau bụng khó chịu.
– Do trẻ bị loạn khuẩn đường ruột: Trẻ nhỏ thường có sức đề kháng còn yếu nên hệ vi sinh ở đường ruột bị mất cân bằng. Nhiều trẻ sau khi ăn thường có triệu chứng nôn ói, ho có đờm,… Lượng đờm có thể chứa nhiều vi khuẩn khi trẻ nuốt vào đường ruột sẽ dẫn đến loạn khuẩn. Trẻ sẽ đi ngoài nhiều lần, trong phân có nhầy hoặc lẫn máu. Trong trường hợp này hãy đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để kịp thời điều trị.
– Do trẻ bị ngộ độc thức ăn: Thức ăn không đảm bảo vệ sinh sẽ khiến trẻ dễ bị ngộ độc, làm rối loạn hệ tiêu hóa. Trẻ có triệu chứng tiêu chảy nhiều, nôn, sốt, đau bụng.
– Do một số bệnh lý: Trẻ mắc phải các bệnh viêm ruột, viêm dạ dày, viêm đại tràng,… cũng dẫn đến đau bụng rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, các bệnh lý như rối loạn tiền đình hay thiểu năng tuần hoàn thì cũng gây nôn trớ, tình trạng rối loạn tiêu hóa cũng kéo dài.
– Chế độ dinh dưỡng ở trẻ không hợp lý: Chế độ dinh dưỡng của trẻ không được hợp lý cũng dẫn đến chứng rối loạn tiêu hóa. Trẻ sẽ có các biểu hiện như khó tiêu, chướng bụng, ợ hơi, buồn nôn sau khi ăn no.
Đau bụng rối loạn tiêu hóa có nguy hiểm không?
Đau bụng rối loạn tiêu hóa nếu kéo dài sẽ rất nguy hiểm và thậm chí có thể dẫn đến trẻ bị tử vong. Nếu tình trạng này sẽ khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, các biến chứng gặp phải là:
- Dẫn đến cơ thể mất nước: Khi cơ thể trẻ thường bị đau bụng rối loạn tiêu hóa kéo dài sẽ khiến cơ thể trở nên mệt mỏi, da xanh xao, mất nước do đi ngoài nhiều.
- Tụt huyết áp: Khi các chất điện giải bị thiếu hụt đột ngột do mất nước khiến huyết áp giảm nhanh. Trẻ có biểu hiện choáng váng, nôn trớ hoặc sốt mê man,…
- Viêm ruột: Khi bị đau bụng rối loạn tiêu hóa kéo dài khiến các lợi khuẩn cũng giảm dần, các vi khuẩn có hại phát triển, dẫn đến hệ vi sinh mất cân bằng, gây viêm ruột.
- Tử vong: Trẻ có thể bị tử vong do bị mất nhiều điện giải.
Các cách chữa trị đau bụng rối loạn tiêu hóa ở trẻ
– Cho trẻ ăn chín uống sôi, vệ sinh sạch sẽ thức ăn của trẻ.
– Bổ sung men vi sinh để giúp hệ tiêu hóa được cân bằng trở lại. Bạn có thể cho trẻ uống men Probiotic, ăn sữa chua,..
– Chữa rối loạn cho trẻ với lá ổi non: Lá ổi non có công dụng trị rối loạn tiêu hóa như đau bụng, đi ngoài. Mẹ chỉ cần lấy lá ổi non rửa sạch rồi giã nát chắt lấy nước cho trẻ uống.
Mỹ Dung thân mến! Với những thắc mắc có liên quan đến câu hỏi: “Đau bụng rối loạn tiêu hóa ở trẻ phải làm sao?”, chúng tôi đã giải đáp. Để ngăn chặn ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, bạn cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để điều trị.