Tôi mang thai được 5 tháng nhưng thường xuyên bị trào ngược dạ dày, không ăn uống được gì khiến sức khỏe giảm sút. Tôi đã đi khám, bác sĩ cho thuốc để uống nhưng tôi sợ dùng thuốc tây sẽ không tốt cho thai nhi. Tôi muốn hỏi trào ngược dạ dày khi mang thai có nguy hiểm không? Mong bác sĩ tư vấn. (Quỳnh Như, 28 tuổi)
Chào bạn Quỳnh Như! Rất cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi về chuyên mục tư vấn sức khỏe của chúng tôi. Với câu hỏi: “Trào ngược dạ dày khi mang thai có nguy hiểm không?, chúng tôi xin được giải đáp như sau:
Nguyên nhân dẫn đến trào ngược dạ dày khi mang thai
Khi mang thai, các hormone trong cơ thể người mẹ bắt đầu thay đổi, rất nhạy cảm khiến quá trình co bóp dạ dày tăng lên và bị giãn rộng ra làm thức ăn bị ứ đọng trong hệ tiêu hóa dẫn đến trào ngược dạ dày. Ngoài ra, do thai nhi phát triển đè lên tử cung, dạ dày và cơ thắt thực quản dưới làm axit bị đẩy ngược lên thực quản.
Trào ngược dạ dày khi mang thai khiến cơ thể mẹ bầu có cảm giác khó chịu, ăn không ngon, thai nhi sẽ bị thiếu hụt dinh dưỡng. Nhiều mẹ bầu đang gặp phải tình trạng này rất lo lắng.
Trào ngược dạ dày khi mang thai có nguy hiểm không?
Một số biểu hiện thường gặp của chứng trào ngược dạ dày khi mang thai đó là:
- Ợ nóng, ợ hơi
- Ợ chua.
- Buồn nôn.
- Ho khan, khàn giọng.
- Khó nuốt, ăn không ngon.
- Nóng ở vùng bụng.
Tuy nhiên, trào ngược dạ dày khi chuyển biến nặng, không điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ tái phát cao, nặng hơn gây tổn thương nghiêm trọng đến niêm mạc thực quản, gây viêm xoang, viêm thanh quản, viêm phổi, loét dạ dày, chảy máu trong thực quản. Hơn nữa, sẽ khiến cơ thể bị suy nhược, thai nhi không phát triển. Vì vậy, khi có các dấu hiệu trào ngược dạ dày khi mang thai cần được điều trị kịp thời.
Chữa trào ngược khi mang thai bằng cách nào?
Tùy thuộc vào tình trạng trào ngược khi mang thai mà bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị khác nhau để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé.
Chữa trào ngược với thuốc tây
Khi mang thai, mẹ bầu tuyệt đối không nên sử dụng thuốc tây nếu chưa có chỉ định từ bác sĩ. Các loại thuốc chống trào ngược dạ dày cho bà bầu, bác sĩ chuyên khoa thường kê cho mẹ bầu để hạn chế tình trạng đầy hơi, khó tiêu như:
- Thuốc kháng histamin.
- Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày.
- Thuốc kháng axit.
- Thuốc bơm khí proton
Mẹ bầu cần lưu ý không sử dụng các loại thuốc có chứa magnesium trisilicate và sodium bicarbonate. Mặc dù vậy, khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào, mẹ bầu cũng không nên lạm dụng để đảm bảo sức khỏe cả mẹ và con.
Chia nhỏ bữa ăn
Bạn hãy chia nhỏ ba bữa chính thành các bữa nhỏ để làm giảm tình trạng trào ngược dạ dày khi mang thai. Với cách này sẽ làm lượng thức ăn vào dạ dày ít hơn nên giúp dạ dày được hoạt động hiệu quả. Đồng thời sẽ ít có thức ăn thừa thì acid hình thành trong dạ dày cũng sẽ ít đi.
Chữa trào ngược dạ dày với gừng
Hàm lượng melatonin có trong gừng khá cao có công dụng làm giảm axit trong dạ dày và giãn lỏng cơ thắt thực quản dưới, nhờ vậy làm hạn chế axit trào ngược lên thực quản. Ngoài ra, các hoạt chất shogaol, ginger có khả năng hạn chế hoạt động của prostaglandin – nguyên nhân gây viêm loét dạ dày.
Chuẩn bị nguyên liệu: Gừng, đường phèn với một ít nước.
Cách thực hiện: Gừng rửa sạch, gọt vỏ cắt thành lát rồi bỏ và 1 ly nước ấm, cho thêm 1 thìa đường phèn ngâm khoảng 10 phút rồi uống.
Thay đổi tư thế ngủ
Nằm nghiêng sang trái là tư thế được khuyến khích để làm giảm trào ngược dạ dày khi mang thai. Khi nằm nghiêng bên trái, dạ dày ở dưới cuống họng sẽ nằm ngang giúp cho dịch vụ cũng như thức ăn được đọng ở dạ dày. Lúc này những cơn co thắt thực quản cũng không làm thức ăn trào ngược lên thực quản.
Đây cũng là tư thế giúp thai nhi dễ dàng hấp thụ dinh dưỡng của người mẹ. Vì vậy, các bác sĩ thường khuyên mẹ bầu nên áp dụng tư thế này khi ngủ.
Hạn chế căng thẳng, thức khuya
Thời kì mang thai khiến cơ thể có những thay đổi bất thường làm ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý các mẹ. Điều này, khiến mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi, stress, căng thẳng. Các nghiên cứu đã chứng minh bị stress kéo dài sẽ làm gia tăng khả năng mắc trào ngược dạ dày. Khi cơ thể căng thẳng sẽ làm cho hệ thần kinh sản xuất cortisol – đây là hoạt chất làm dập tắt khả năng bảo vệ của dạ dày và tăng acid, phá hủy niêm mạc thực quản. Vì vậy, mẹ bầu hãy để tinh thần luôn được thoải mái, tránh suy nghĩ nhiều, vui vẻ.
Dạ dày hoạt động cả ban ngày nên ban đêm cần được nghỉ ngơi, tránh ăn khuya sẽ làm dạ dày hoạt động nhiều. Lượng thức ăn sẽ ứ đọng trong dạ dày kích thích acid tiết ra nhiều dẫn đến trào ngược dạ dày.
Bạn Oanh thân mến! Với những thông tin trên đã giải đáp thắc mắc của bạn xoay quanh câu hỏi: “Trào ngược dạ dày khi mang thai có nguy hiểm không?”. Bạn hãy áp dụng các cách trên để có sức khỏe tốt!