Thực phẩm giàu kẽm được khuyên nên bổ sung vào mỗi bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, trên thực tế, không phải độ tuổi, đối tượng nào cần nên ăn nhiều các loại thực phẩm này. Vậy đối với trẻ em, bố mẹ có nên cho bé sử dụng các loại thực phẩm có chứa nhiều kẽm không? Bài viết dưới đây sẽ giúp quý phụ huynh trả lời câu hỏi này!
Trẻ em có nên ăn thực phẩm giàu kẽm không?
Trong sự phát triển của tổng thể cơ thể, kẽm được xem là một trong những yếu tố sống còn. Bên cạnh đó, kẽm còn can dự đến hệ miễn dịch cũng như nhiều quá trình khác, trong đó có sự phát triển của não và các cơ quan sinh sản. Do đó, kẽm chính là dưỡng chất thiết yếu nhất mà cơ thể bạn không thể thiếu, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ.
Kẽm là nhân tố chịu trách nhiệm trong việc cải thiện hệ miễn dịch, bảo thể cơ thể tránh khỏi các bệnh khác nhau. Khi cơ thể của một đứa bé thiếu kẽm có thể dẫn đến suy giảm trí nhớ, học tập không được như mong đợi của bố mẹ.
Ngoài ra, kẽm còn có trách nhiệm điều trị tiêu chảy cũng như sự phát triển còi cọc ở trẻ em. Nó giúp cơ thể bé chống lại các bệnh lý thường gặp như: cảm lạnh, ho, nhiễm trùng tai, một số bệnh lý do ký sinh trùng gây ra…
Bạn không thể bỏ qua việc cung cấp vào cơ thể con yêu các loại thực phẩm giàu kẽm với tỉ lệ khoa học để giúp bé điều trị bệnh ADHD, ù tai… Không chỉ vậy, kẽm còn có khả năng điều trị các bệnh về mắt, hen suyễn, AIDS, huyết áp cao, tiểu đường…
Với nhiều vai trò quan trọng đối với cơ thể như vậy, việc bổ sung kẽm vào mỗi bữa ăn hàng ngày cho con yêu là điều vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, bố mẹ cần chọn lọc những thực phẩm giàu kẽm cho bé và sắp xếp chúng vào chế độ ăn uống hàng ngày thật hợp lý. Bởi, không phải cứ cung cấp thật nhiều kẽm vào cơ thể là sẽ tốt.
Kẽm chứa nhiều trong những thực phẩm nào?
Có rất nhiều thực phẩm giàu kẽm hiện hữu xung quanh chúng ta. Phụ huynh có thể tha hồ lựa chọn và chế biến chúng thành những món ăn bổ dưỡng, cuốn hút con yêu, tiêu biểu như các loại thực phẩm dưới đây:
Thịt đỏ
Các loại thịt có màu đỏ thường chứa hàm lượng kẽm khá cao như: thịt bò, thịt cừu… Ví dụ như: trong 100gr thịt bò chứa hơn 12mg kẽm. Trong khi đó, 100gr chỉ chứa khoảng 5mg kẽm và 100gr thịt gà chỉ chứa khoảng hơn 4mg kẽm.
Ngũ cốc nguyên hạt
Các loại ngũ cốc nói chung và những loại ngũ cốc nguyên hạt nói riêng cung cấp dồi dào lượng kẽm vào cơ thể. Một khẩu phần ăn bằng ngũ cốc khoảng 100gr sẽ cung cấp vào cơ thể 52mg kẽm. Tuy nhiên, bố mẹ cần tránh lựa chọn các loại hạt ngũ cốc có chứa hàm lượng đường cao bởi đường sẽ làm mất đi lợi ích của kẽm.
Động vật có vỏ
Nhiều loại động vật có vỏ như cua, sò, tôm, hến là thức ăn yêu thích của nhiều người lớn. Chúng cũng chứa giàu lượng kẽm mà bạn nên thêm vào thực đơn của trẻ nhỏ. Cụ thể là, 1 con hàu mỗi ngày có thể đảm bảo cung cấp đủ lượng kẽm cung cấp vào cơ thể.
Các loại trái cây
Bổ sung trái cây vào bữa ăn hàng ngày hoặc cho trẻ ăn thêm vào các bữa phụ là việc làm giúp bổ sung các dưỡng chất thiết yếu cho con yêu mà bố mẹ không nên bỏ qua. Theo đó, bạn có thể lựa chọn một số trái cây có chứa nguồn kẽm dồi dào như quả bơ, quả lựu…
Các loại đậu, hạt
Có một sự thật không phải bố mẹ nào có con nhỏ cũng biết là các loại đậu và hạt dinh dưỡng rất giàu kẽm. Mẹ cho thể lựa chọn một số hạt tiêu biểu như hạt điều, hồ đào, hạnh nhân, đậu phộng, óc chó, hạt dẻ, hạt vừng đem chế biến cùng các nguyên liệu khác và cho bé sử dụng vào mỗi bữa ăn để đảm bảo lượng kẽm trong cơ thể.
Các loại rau
Rau củ quả là thực phẩm các chuyên gia khuyên nên dùng đối với mọi lứa tuổi bởi trong chúng có chứa nhiều dưỡng chất quan trọng đối với cơ thể và đây cũng chính là loại thực phẩm giàu kẽm. Trong nhóm thực phẩm xanh này bao gồm các loại đậu tươi như đậu nành, đậu Hà Lan, đậu lima, đậu xanh và các thực phẩm khác như măng tây, bắp, khoai tây, bí ngô…
Một số loại rau lá xanh cũng được khuyên dùng trong bữa ăn để bổ sung kẽm như rau chân vịt, rau bắp cải xanh, tía tô…
Nấm
Không phải ai cũng phù hợp với các loại nấm nhưng không phải vì thế mà chúng không có lợi cho sức khỏe. Nấm, nhất là các loại nấm có màu trắng khi nấu chín có thể bổ sung hàm lượng kẽm kha khá cho cơ thể. Vì vậy, thay vì các loại rau có mùi khó chịu, bố mẹ có thể thay thế chúng bằng nấm giúp bé ăn ngon miệng hơn.
Mong rằng, những thực phẩm giàu kẽm chúng tôi vừa chia sẻ trên đây có thể giúp quý phụ huynh dễ dàng hơn trong việc lựa chọn thực phẩm cho con yêu. Hãy xây dựng cho trẻ một chế độ dinh dưỡng khoa học – vì một sức khỏe tốt và tạo điều kiện cho con phát triển toàn diện!