Trẻ sơ sinh bị đi ngoài nhiều lần trong ngày do nhiễm trùng đường ruột, dị ứng thức ăn thường đi phân lỏng hơn bình thường, có mùi hôi, giảm cân, mệt mỏi, mất nước & bé cảm thấy khó chịu trong người nên thường hay quấy khóc.
Nguyên nhân trẻ đi ngoài là gì?
Nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh tiêu chảy là do một loại virus được gọi là rotavirus gây nên. Hầu như tất cả trẻ em dưới 5 tuổi đều rất dễ nhiễm virus này. Rotavirus gây ra viêm dạ dày – ruột, một bệnh nhiễm trùng ruột.
Bệnh tiêu chảy cũng có thể được gây ra bởi:
- Dị ứng (có thể là dị ứng sữa hoặc dị ứng thức ăn
- Thức ăn được chế biến không đúng cách
- Cảm lạnh
- Dùng kháng sinh
- Ngộ độc thực phẩm
- Thiếu enzyme, mặc dù đây là khả năng hiếm xảy ra.
Triệu chứng trẻ sơ sinh bị đi ngoài
- Dấu hiệu phân đi ngoài của trẻ phụ thuộc rất nhiều vào việc ăn sữa mẹ hay sữa bột. Phân của trẻ sơ sinh bú sữa mẹ thường có màu vàng, mềm, lỏng, và có thể dính vào tã lót của trẻ.
- Em bé bú sữa công thức có xu hướng đi ngoài mỗi ngày một lần và phân thành khuôn và có mùi hôi thối.
- Thỉnh thoảng phân lỏng là bình thường. Em bé của bạn có thể bị tiêu chảy nếu:
- Sau 6 tháng đầu tiên, phân của trẻ bị hôi, chảy nước, có chất nhầy kèm theo và đi ngoài liên tục.
- Bé bị sốt và có dấu hiệu giảm cân. Trong trường hợp này cần đưa ngay trẻ đến trung tâm y tế.
Cách chữa trẻ sơ sinh bị đi ngoài tại nhà
Khi con có dấu hiệu tiêu chảy, hãy cho bé uống nhiều nước để giảm bớt các triệu chứng và ngăn chặn sự mất nước của cơ thể bé. Nếu bé vẫn bú sữa mẹ hoặc vẫn ăn sữa ngoài tốt thì cứ tiếp tục cho bé ăn bình thường. Bạn cũng có thể cho trẻ uống dung dịch điện giải (oresol – ORS) để bù nước cho bé, một vài lần một giờ.
ORS giúp để thay thế các chất lỏng và muối mà bé bị mất do tiêu chảy. Không cho trẻ uống nước trái cây, nước uống có đường và có ga, vì sẽ làm chi tình trạng tiêu chảy nặng hơn.
Không cho bé thuốc chống tiêu chảy của cha mẹ. Vì loại thuốc này không phải dành cho trẻ em dưới 12 tuổi, nên nó có thể có tác dụng phụ nghiêm trọng.
Khi trẻ bị tiêu chảy có nên ngừng cho ăn thức ăn đặc?
Không nên. Trừ khi bé ói mửa thường xuyên, còn đâu bạn vẫn có thể cho trẻ ăn chất rắn bình thường. Nếu con của bạn được sáu tháng tuổi trở lên bạn có thể thử cho trẻ ăn các loại thực phẩm như chuối, gạo, táo xay nhuyễn. Đối với những bé lớn tuổi hơn, bạn có thể cho trẻ ăn lượng nhỏ các loại thực phẩm như thịt gà và chất giàu tinh bột như khoai tây nghiền và mì ống. Bạn cũng không cần quá lo lắng nếu thấy trẻ không ăn, vì lúc này trẻ cần uống để tránh mất nước nhiều hơn.
Khi nào thì cần đưa trẻ đến trung tâm y tế?
Bệnh tiêu chảy có thể là đáng lo ngại nếu nó kéo dài hơn một vài giờ, nhưng rồi nó cũng tự khỏi. Nếu con bạn đã đi phân lỏng trong vài ngày, bạn cần hết sức chú ý. Nguy hiểm nhất là dịch tiêu chảy. Vậy nên, nếu thấy có những dấu hiệu dưới đây, cha mẹ không được chần chừ mà cần đưa con đến bác sĩ càng sớm càng tốt:
- Khô da hoặc môi
- Mệt mỏi, bơ phờ
- Khóc không ra nước mắt
- Tay và chân đổi màu
- Nước tiểu màu vàng đặc
- Tã ướt ít hơn bình thường
Bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu con bạn những triệu chứng sau, cho dù nó là những triệu chứng phổ biến:
- Bị tiêu chảy và ói mửa kéo dài hơn 24 giờ
- Sốt kéo dài hơn 24 giờ
- Không uống bất cứ thứ gì
- Có máu trong phân của mình
- Bụng bị sưng
Để lại một bình luận
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.