Cách xử lý vết thương hở đúng cách cần thực hiện: cầm máu vết thương, rửa, sát trùng bằng dung dịch vệ sinh y tế, bôi thuốc, băng bó & tiêm ngừa uốn ván trong trường hợp vết thương bị cắt bởi các loại vật dụng bằng kim loại.
Vết thương ngoài da cần được sát trùng đúng cách
Xây sát, trầy trụa, đứt tay… là những chuyện hầu như không thể tránh được trong những sinh hoạt hằng ngày. Dù không nguy hiểm, nhưng khi máu đã chảy ra, bạn cũng cảm thấy đau đớn, muốn vết thương chóng lành, thậm chí còn lo nó bị nhiễm trùng, sưng mủ và gây khó chịu nhiều ngày sau. Dưới đây là những chuyện tối thiểu cần làm khi bị các vết thương này.
1/ Cách cầm máu nhanh chóng
Phương pháp nhanh chóng nhất để cầm máu là đè chặt vết thương đừng cho chảy máu ra. Hãy dùng một miếng băng vải hay bông gòn đặt lên vết thương đang chảy máu rồi đè mạnh xuống không cho máu chảy. Nếu không sẵn thứ này, bạn dùng ngón tay đè lên vết thương cũng được. Việc này sẽ làm máu ngưng chảy trong vòng 1-2 phút. Nếu máu vẫn chưa ngưng chảy, nên tìm cách đưa vết thương lên cao hơn độ cao của trái tim. Nếu vẫn không cầm máu thì vết thương của bạn khá nghiêm trọng đấy. Hãy tìm động mạch dẫn máu từ tim đến vết thương, ấn mạnh vào động mạch này để chặn máu từ tim chảy đến (mạch này nằm ở phần trong của hai tay chân, phần da trắng có nổi gân xanh). Bạn sẽ thấy máu bớt chảy ra. Giữ tư thế này chừng 1-2 phút, nếu máu vẫn còn chảy thì tiếp tục ấn cho đến khi cầm mới thôi.
Thông thường, phương pháp cầm máu trên rất có hiệu quả. Nhưng nếu gặp một vết cắt ngay trên động mạch chính, có thể bạn sẽ phải dùng đến dụng cụ Đó là một sợi dây hay một băng vải, cột vòng tròn quanh vết thương, sau đó xỏ một que nhỏ như chiếc đũa qua và vặn nhiều vòng để vòng dây xiết lại, ép động mạch nhỏ và làm máu ngưng chảy. Lưu ý: Không bao giờ giữ dụng cụ siết quá 1-2 phút; phải mở ra ngay sau khi vết thương thôi chảy máu… Nhiều người đã bị tàn phế một tay hay chân vì dụng cụ này không cho máu nuôi cơ thể quá lâu.
2/ Rửa, sát trùng vết thương
Cách rửa sạch vết thương ngoài da. Đây là một trong những bước rất quan trọng để bảo vệ vết thương chống lại sự xâm nhập của vi trùng, vi khuẩn. Nên rửa vết thương bằng xà phòng và nước, cố gắng lấy hết những bụi cát trong vết thương ra. Những bụi cát này nếu không được lấy hết sẽ có thể gây sẹo hay tì vết trên da sau khi vết thương được chữa lành.
3/ Cách bôi thuốc và băng bó
Cách bôi thuốc và băng bó khi chảy máu. Nên dùng loại thuốc bôi có kháng sinh. Polysporin là thuốc có công hiệu làm vết thương mau lành nhất. Sau khi bôi thuốc, bạn cần băng bó để vết thương không bị nhiễm trùng, không bị khô và sẽ mau lành hơn. Một số loại băng keo có sẵn thuốc kháng sinh, rất tiện dụng; chỉ cần băng lên là đủ.
4/ Tiêm phòng uốn ván
Cách phòng chống uốn ván: Khi đạp phải một cây đinh sét, bị một lưỡi dao bằng thép cắt phải, hay bị ngã va đầu gối vào thềm xi măng…, bạn phải tiêm phòng uốn ván. Chẳng lẽ mỗi lần chảy máu lại phải đi tiêm vacxin này sao? Không đến nỗi vậy. Mỗi lần tiêm có thể mang lại cho bạn sự miễn dịch với uốn ván trong vòng 5 năm.
Làm thế nào để vết thương mau lành?
Muốn vết thương không để lại sẹo, hãy uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần một viên sinh tố E loại 400 IU. Khi vết thương bắt đầu liền da, dùng kim chích một viên sinh tố E ra, lấy dầu bôi lên vết thương mỗi ngày 2 lần. Tiếp tục cho đến khi lành hẳn.
Để lại một bình luận
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.