Làm thế nào để chữa sài cho trẻ sơ sinh là mối quan tâm được nhiều mẹ quan tâm. Sài là căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ nhưng các mẹ vẫn chưa biết cách điều trị. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về bệnh này dưới đây.
Bệnh sài là gì?
Trong dân gian, sài được coi là một chứng bệnh trẻ bị nhiễm vía xấu, tà khí từ các đám ma, những người nặng vía,…. Ngoài ra, bệnh sài còn dùng chỉ những trẻ suy dinh dưỡng, biếng ăn,…
Nguyên nhân dẫn đến bệnh sài ở trẻ
Nguyên nhân dẫn đến bệnh sài:
- Hệ miễn dịch của trẻ còn yếu.
- Do các cơ quan chưa được hoàn thiện sức đề kháng trẻ còn yếu: Sau khi rời khỏi bụng mẹ, trẻ bắt đầu thở bằng phổi và hệ tiêu hóa và hệ tuần hoàn cũng dần hoàn thiện nên chưa thích nghi được với môi trường mới.
- Do đặc điểm sinh lý phức tạp sẽ thay đổi nhanh chóng theo từng tháng.
Chính vì các mẹ cần phải theo dõi trẻ để kịp thời phát hiện các biểu hiện để có hướng điều trị kịp thời.
Biểu hiện của bệnh sài
Khi mắc bệnh, trẻ sẽ có một số biểu hiện sau:
- Trẻ biếng ăn dài ngày.
- Ngủ không ngon giấc, hay quấy khóc, bàn tay nắm chặt, hai chân co bắt chéo nhau, sốt, mệt, co giật.
- Xuất hiện đường chỉ đỏ ở đầu được gọi là khí tích tụ.
Bệnh sài ở trẻ sơ sinh để lại nhiều biến chứng liên quan đến các bệnh thần kinh, bại não, động kinh, trí tuệ không phát triển, suy dinh dưỡng,…
Các loại bệnh sài ở trẻ
Người ta chia bệnh sài thành 5 loại:
- Sài mối: Trẻ sẽ có biểu hiện lưỡi thường hay thò ra, thụt vào, chảy nước dãi, sốt lở loét lưỡi miệng. Sài mối cảnh báo có liên quan đến các bệnh về đường hô hấp: viêm mũi, họng, viêm đường tiêu hóa, viêm đường tiết niệu,…
- Sài chéo: Trẻ ngồi bắt bắt chéo chân và chân tay dấu hiệu bị teo. Sài chéo cảnh báo bệnh suy dinh dưỡng, còi xương,…
- Sài mòn: Trẻ bị bệnh sài mòn thường biếng ăn cũng cảnh báo các dấu hiệu về bệnh còi xương hoặc suy dinh dưỡng.
- Sài giật: Biểu hiện trẻ hay co giật kèm theo ho và sốt cao. Cho thấy trẻ có nguy cơ bị bệnh viêm phổi, viêm não.
Sài đẹn: Trẻ bị sài đẹn thường hay bị sốt, sút cân, quấy khóc, chậm lớn. Sài đẹn cảnh báo trẻ dễ mắc các bệnh đường tiêu hóa như: táo bón, tiêu chảy, kiết lị,…
Chữa sài cho trẻ ở nhà
Dùng một mũi kim nhọn đã được tuyệt trùng khêu vào đúng đầu chỉ tím bị sài trên tay của trẻ rồi dùng tay nặn phần máu tím đó đi theo hướng từ gốc đến đốt thứ 2, nặn cho hết máu đó. Trong quá trình thực hiện sẽ khiến trẻ đau khóc nên đòi hỏi người có kinh nghiệm để thực hiện thao tác nhanh chóng. Nếu thực hiện đúng cách sẽ chữa được sài cho trẻ, giúp trẻ ăn ngon, hết sốt.
Bệnh sài ở trẻ cần được phát hiện để điều trị kịp thời để trẻ khỏe mạnh. Với những thông tin trên hy vọng sẽ giúp các mẹ có thêm kiến thức bổ ích trong việc chăm sóc con.