Nhìn con gái hay đổ mồ hôi trộm khi ngủ nên tôi cảm thấy lo lắng. Tôi muốn hỏi trẻ đổ mồ hôi trộm cần phải làm sao để khỏi. Mong bác sĩ tư vấn. (Hà Oanh, 30 tuổi)
Chào chị Oanh! Rất cảm ơn chị đã quan tâm và gửi câu hỏi về chuyên mục tư vấn sức khỏe của chúng tôi. Với câu hỏi: Trẻ đổ mồ hôi trộm khi ngủ cần phải làm sao?, chúng tôi xin trả lời như sau:
Mồ hôi được tiết ra giúp điều hòa thân nhiệt và phối hợp với các cơ quan khác để điều hòa cơ thể. Nếu tuyến mồ hôi đổ ra nhiều chính là dấu hiệu quan tâm của nhiều bậc phụ huynh.
Vì sao trẻ đồ mồ hôi trộm?
Trẻ thường xuất hiện mồ hôi trộm ở lưng, trán, nách, lòng bàn tay, bàn chân vì ở những nơi này thường có nhiều tuyến mồ hôi. Trẻ thường đổ nhiều mồ hôi trộm khi ngủ, nhất vào ban đêm khi ngủ sâu thì khả năng đổ mồ hôi càng cao. Trẻ đổ mồ hôi trộm sẽ thường xuyên ướt đẫm quần áo. Vậy vì sao trẻ đổ mồ hôi trộm?
- Do thiếu vitamin D: Một số trẻ có dấu hiệu thiếu vitamin D sẽ dẫn đến đổ mồ hôi vì lúc này đang trong giai đoạn hệ xương phát triển.
- Một số trẻ do ban đêm đắp nhiều chăn mềm hoặc phòng ngủ quá bí hơi không được thông thoáng cũng dẫn đến đổ mồ hôi.
- Thân nhiệt của trẻ nóng hơn người lớn nên lượng mồ hôi sẽ tiết ra nhiều hơn để điều hòa cơ thể.
Trẻ đổ nhiều mồ hôi trộm có ảnh hưởng sức khỏe không?
Trước hết khi trẻ đổ nhiều mồ hôi sẽ làm cản trở giấc ngủ, khiến trẻ hay quấy khóc. Nếu thường xuyên ngủ ngủ đủ giấc sẽ làm ảnh hưởng đến thần kinh, trẻ chậm phát triển về trí tuệ và thể chất. Hơn nữa, nếu cơ thể trẻ đổ nhiều mồ hôi khiến thân nhiệt hạ, sức đề kháng sẽ thấp dẫn đến dễ mắc bệnh cảm lạnh, mắc phải các bệnh về đường hô hấp.
Đổ nhiều mồ hôi sẽ làm lỗ chân lông giãn ra, mà mẹ biết là lỗ chân lông chính là nơi ứ đọng chất cặn bã dễ dẫn đến các bệnh ngoài da như rôm sảy, ngứa, mụn nhọt,… Ngoài ra, trẻ sẽ mất một lượng nước và muối khoáng cần thiết khiến da dẻ khô, mệt mỏi, chán ăn dẫn đến suy dinh dưỡng.
Trẻ ra mồ hôi thường xuyên, lỗ chân lông giãn ra, đây là nơi ứ đọng những chất cặn bã dễ bị viêm nhiễm, rôm sảy, ngứa và mụn nhọt.Trẻ mất một lượng nước, muối khiến cơ thể trở nên khô, mệt mỏi, biếng ăn, gây rối loạn tiêu hóa, cơ thể suy kiệt dần, gầy mòn dẫn đến suy dinh dưỡng, chậm lớn, còi xương.
Trẻ đổ mồ hôi trộm phải làm sao?
- Tăng cường vitamin D cho trẻ bằng cách tắm nắng khoảng 7h – 9h sáng. Để cho da của trẻ tiếp xúc với ánh nắng giúp hấp thụ vitamin D càng nhiều càng tốt, tránh để ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào mắt trẻ.
- Giữ cho cơ thể trẻ luôn được thông thoáng, mát mẻ, tránh ủ trẻ quá ấm vào mùa nắng.
- Dinh dưỡng hợp lý: Bổ sung đầy đủ chất vào thực hơn của trẻ gồm nhiều chất xơ rau củ quả. Không nên cho trẻ ăn thức ăn có chứa nhiều dầu mỡ nóng như dầu mỡ, đồ chiên rán,… hay trái cây sinh nhiệt như mít, sầu riêng, xoài,…
Theo dõi nếu trẻ đổ mồ hôi kèm sốt, ngáy, thở hổn hển thì hãy đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để thăm khám kịp thời.
Trẻ đổ mồ hôi ban đêm cần phải làm gì? Hy vọng rằng với những thông tin hữu ích trên đã giải đáp thắc mắc của chị Oanh. Chúc chị có thêm kinh nghiệm trong việc chăm con.