Trào ngược thực quản ở trẻ sơ sinh khiến nhiều bậc cha mẹ cảm thấy lo lắng. Hiện tượng này có đáng lo ngại hay không, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh thường dẫn đến nôn trớ. Đây là tình trạng trẻ nôn ran gay sau khi vừa được cho bú sữa hoặc ăn bột. Đây là một vấn đề rất phổ biến, hay xảy ra lúc bé ho, khóc trong hoặc ngay sau khi ăn.
Dấu hiệu trào ngược thực quản ở trẻ sơ sinh
Trào ngược dạ dày thực quản xảy ra khi bế, xóc, ép vào bụng bé sau khi ăn. Điều này làm cho axit trong dạ dày trào ngược lên thực quản dẫn đến hiện tượng trớ sữa.
Biểu hiện trào ngược thực quản ở trẻ:
- Khó chịu sau khi cho ăn.
- Ho, thở khò khè.
- Quấy khóc, biếng ăn.
Trào ngược dạ dày thực quản không phải là một căn bệnh không ảnh hưởng đến quá trình phát triển của bé. Tuy nhiên, nếu có các dấu hiệu trào ngược dạ dày thực quản nặng thì phải thông báo cho bác sỹ ngay:
- Bé không tăng cân, biếng ăn nhiều ngày.
- Nôn trớ mạnh, sặc lên mũi.
- Bé thường xuyên trớ sau khi ăn, nôn chất lỏng có màu xanh hoặc máu.
- Có máu trong phân.
Nguyên nhân dẫn đến trào ngược dạ dày ở trẻ
Trẻ mắc phải chứng trào ngược dạ dày thực quản thường do 2 nguyên nhân: bệnh lý và sinh lý.
– Nguyên nhân bệnh lý: Thường gặp ở trẻ dưới 1 tuổi do bị dị tật bẩm sinh thoát vị cơ hoành, sa dạ dày dẫn đến cơ thắt thực quản đẩy thức ăn trào lên.
– Nguyên nhân sinh lý: Thường gặp với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi có biểu hiện nôn trớ sau khi bú hay do trẻ ăn quá no hoặc cơ thể phản ứng với một loại thực phẩm nào đó. Trẻ mắc chứng trào ngược dạ dày sinh lý vẫn khỏe mạnh và phát triển thể chất bình thường.
Cách làm giảm triệu chứng trào ngược dạ dày ở trẻ
Đối với những trẻ đang bú mẹ thì có thể tiếp tục cho con bú. Nếu con đã ăn dặm, mẹ có thể chuyển sang chế độ dinh dưỡng dạng đặc hơn để giúp bé tránh nôn trớ.
Nếu con bú sữa ngoài, mẹ có thể làm cho sữa đặc. Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại sữa bột thủy phân có độ quánh đặc được chế biến sẵn. Không cho trẻ ăn thức ăn có chứa nhiều chất béo. Nếu trẻ nôn nhiều, hãy chia nhỏ bữa ăn ra, không nên ép trẻ ăn quá nhiều.
Khi phát hiện con bị trào ngược dạ dày, các mẹ xử lý nhanh chóng đặt bé nằm nghiêng, vỗ nhẹ vào lưng.
Để giảm nôn trớ do chứng trào ngược dạ dày, các mẹ nên áp dụng một số lưu ý sau:
– Cho bé ợ hơi sau khi bú hết 1 bên ngực hoặc cho bú khoảng 60ml sữa.
– Nếu cần thiết, bạn có thể chọn loại núm vú mềm, có van chống sặc.
– Không nên để bé nằm ngay, ôm bé thẳng đứng 20-30 phút sau khi bú, vỗ lưng cho bé ợ hơi.
– Kê cao đầu bé khi ngủ ở 1 góc 40 độ.
– Khi bé bắt đầu ăn dặm, thức ăn đặc sẽ giảm tình trạng nôn trớ ở trẻ.
Toàn bộ 1 số thông tin rõ nét về tình trạng trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh mà chúng tôi đã cung cấp trên để cho các bậc cha mẹ có cái nhìn tổng quát. Chúc các bé nhà mẹ ăn mau chóng lớn!