Nhiều mẹ băn khoăn không biết thời điểm nào nên cho trẻ bú bình kết hợp với bú vú mẹ là hợp lý nhất để con không bỏ ti. Việc cho bé làm quen với việc bú bình sẽ giúp mẹ khỏe hơn đặc biệt là lúc mẹ bắt đầu đi làm trở lại. Với kinh nghiệm dưới đây có ích cho mẹ rất nhiều trong việc chăm con.
Hiện nay có nhiều mẹ con bú sữa mẹ hoàn toàn, cho đến khi chuẩn bị đi làm thì mới “vật lộn” tập cho con bú bình. Tuy nhiên thời điểm này không hoàn toàn là hợp lý nhất sẽ khiến trẻ khó chịu, thậm chí, nhiều bé còn phản ứng rất dữ dội, gào khóc. Vậy thời điểm nào nên cho trẻ bú bình?
Nguyên nhân dẫn đến việc bé không chịu bú bình
- Bé thích ti vú mẹ hơn vì nhiều bé nhận thấy núm vú của bình sữa cứng hơn trong khi ti mẹ mềm mại, dễ chịu.
- Do thay đổi thói quen cho bé đột ngột. Bé dưới 6 tháng tuổi có thể vừa được bú vú mẹ và bú bình. Tuy nhiên nhiều mẹ cho bú mẹ hoàn toàn nên việc tập cho bé bú bình lại rất khó.
- Do bé mọc răng nên có một số bé có phản ứng không chịu bú bình. Lúc này bé thích cắn núm vú mẹ hơn.
Thời điểm nào nên cho trẻ bú bình?
Thời điểm nào nên cho trẻ bú bình? Mẹ nên tập cho trẻ bú bình sau sinh khoảng 6 tuần. Lúc này mẹ không cần cho bé uống sữa công thức mà hãy cho trẻ bú bình bằng sữa mẹ vắt ra. Bé sẽ hoàn toàn làm quen với ti bình từ sớm nhưng vẫn bú vú mẹ. Dần dần ti bình cho đến khi mẹ đi làm.
Hướng dẫn cho trẻ bú bình đúng cách
1. Nên nhờ người thân cho bé bú bình
Do đã quen “hơi” của mẹ nên nhiều bé quyết không bú bình khi mẹ cho. Nếu bé thấy mẹ là sẽ phản đối bình bú và khóc đòi ti. Vì thế, mẹ hãy nhờ ông bà hoặc bố bé tập cho bé bú.
2. Kiên nhẫn tập cho bé bú từ từ
Mẹ cần kiên nhẫn tập cho bé bú từ từ vì bé chưa quen “chống đối” quyết liệt. Nên kiên trì tập cho bé dần dần sẽ thành công.
3. Thay đổi cách cho bé bú
Một số bé chịu bú bình nếu mẹ bế bé lên tay rồi nghiêng bình sữa cho bé bú từ từ.
4. Đừng để bé thật đói rồi mới cho bú bình
Suy nghĩ này hoàn toàn sai lầm các mẹ nhé. Lúc bé đói mẹ cho ti bình sẽ khiến bé dễ bị cáu ghét, quấy khóc và không chịu hợp tác.
5. Chọn núm vú bình mềm tương tự ti mẹ
Mẹ nên chọn bình sữa mềm gần giống với đầu ti của mẹ. Sử dụng núm vú cao su có độ rộng, mềm tránh núm vú quá ngắn, hẹp khiến bé khó mút. Tốc độ chảy sữa của núm vú nên là 1-2 giọt/giây là phù hợp với bé, tốt nhất nên chọn bình sữa có khoan chống sặc. Mẹ cần kiểm tra sữa chảy ra có điều không, nếu sữa chảy quá nhanh sẽ khiến bé sặc, nếu sữa chảy chậm khiến bé bực bội quấy khóc vì chờ quá lâu.
6. Đưa bình vú vào miệng bé đúng cách
Thay vì “nhồi nhét” bình sữa vào miệng con thì bạn chỉ nên chạm núm vú vào môi bé và đợi bé mở rộng miệng ra bú như khi ti mẹ.
7. Tránh để bé bú khi nằm
Lực hút sữa từ bình sữa khi chốc ngược bình xuống sẽ khiến sữa dễ chảy vào tai, mũi gây viêm tai và sặc sữa.
Các lưu ý khi cho trẻ bú bình
- Chuẩn bị cho bé bình sữa phù hợp gần giống với ti mẹ
- Tập cho bé bú bình bằng sữa mẹ
- Tạo không gian yên tĩnh tránh làm bé bị phân tâm
- Không nên để sữa quá 3 tiếng
- Bế bé trên tay, tránh nằm bú
Nên tập cho trẻ bú bình kết hợp song song với ti mẹ càng sớm sẽ tốt hơn. Hãy kiên trì nếu trẻ không chịu bú bình mẹ hãy tập từ từ không nên ép.Chúc bé yêu của bạn sẽ sớm biết bú bình thành công!