– Giờ cực âm: Theo Đông y, khung giờ Tí (23h-1h sáng) là giờ cực âm nhất trong ngày, cơ thể cũng có những thay đổi như dòng máu lưu thông chậm, thân nhiệt hạ, hơi thở, nhịp tim cũng chậm hơn. Lúc này khi cởi tư trang ra ngoài, dù tắm nước ấm hay nước lạnh, cơ thể cũng bị xáo trộn và không giữ được sự cân bằng nhiệt độ, dễ bị trúng hàn sinh ra nhiều bệnh tật cấp tính như đột quỵ, rối loại tiền đình, liệt mặt ngoại biên…
Ban đêm khí âm nhiều cả trong và ngoài cơ thể, nếu tắm sẽ dẫn đến khí hàn xâm nhập, mạch máu co lại, khí huyết lưu thông đã chậm sẽ càng chậm hơn. Khí huyết lưu thông chậm sẽ dẫn tới đau đầu, máu quánh lại dễ đông cục gây thuyên tắc động mạch…
– Tác hại: Khi tắm gội vào ban đêm, tóc ướt sẽ bay hơi, mang theo một nhiệt lượng lớn khiến đầu bị lạnh, đồng thời khiến các mạch máu não bị co lại đột ngột, giảm tuần hoàn não, xuất hiện hiện tượng thiếu máu não dẫn đến đột quỵ, bất tỉnh, hôn mê, nếu không phát hiện và có biện pháp sơ cứu kịp thời có thể khiến tử vong.
Người cao tuổi có đặc điểm sinh lý như mạch máu bị co lại, lòng mạch máu bị xơ vữa (vôi hóa), máu cô đặc và quánh cao hơn người trẻ nên thường gặp chứng huyết áp cao. Nếu tắm vào các thời điểm đêm muộn, họ rất dễ bị đột quỵ với khả năng cao hơn rất nhiều so với người trẻ.
Ngoài ra, phụ nữ trong ngày “đèn đỏ” không nên tắm muộn, tránh tắm và gội đầu cùng một lúc vì dễ gây ra tình trạng đau đầu và đau bụng kinh. Vào thời điểm này, khí huyết bị mất, việc tắm và gội đầu cùng một lúc làm cơ thể bị lạnh, khí huyết ngưng khiến cho huyết ra hòn cục, gây ra tình trạng đau bụng.
“Trẻ em, phụ nữ có thai, người say rượu bia, đi làm mệt mỏi ra mồ hôi nhiều tuyệt đối không tắm muộn sau 23h”
‼️Tắm nước nóng cũng nguy hiểm
Tắm nước nóng cũng làm cho tĩnh mạch giãn ra, đồng thời giảm huyết áp. Do đó, những người huyết áp thấp, huyết áp không ổn định có thể bị giảm huyết áp đột ngột, rất nguy hiểm tới tính mạng. Khi tĩnh mạch dãn ra thì khí huyết cũng lưu thông chậm đi, và khí hàn cũng dễ xâm nhập. Nên theo nguyên lý đông hay tây y cũng là có hại.
– Thời gian thích hợp: Từ cổ xưa các cụ đã có câu nhắc mở con cháu tắm sáng là vàng, tắm trưa là bạc, tắm tối là chì
Nếu ban đêm đi làm về người dơ bẩn, có thể lau người nhanh bằng nước ấm, phòng tắm đóng kín cửa, tránh gió lùa vào, thay đồ nhanh. Hoặc cố gắng tắm càng sớm càng tốt, tránh gần nửa đêm là giờ cực âm dễ sinh bệnh.
Đâu là thời điểm tắm tốt nhất?
Tiến sĩ Goldenberg nói rằng, đối với hầu hết mọi người không có gì sai khi tắm vào buổi sáng hoặc buổi đêm.
“Con người có xu hướng đổ mồ hôi vào ban đêm” tiến sĩ Goldenberg nói. “Khi bạn thức dậy vào buổi sáng, có tất cả mồ hôi và vi khuẩn từ những tấm vải sẽ nằm trên da bạn.” Vì vậy, hãy tắm nhanh vào buổi sáng để lấy đi hết mồ hôi, vi khuẩn tiết ra. Bên cạnh đó, nếu buổi đêm bạn có làm chuyện ấy, nhất định sáng hôm sau bạn phải tắm rửa lại sạch sẽ.
Tiến sĩ Goldenberg cũng nhấn mạnh rằng, hầu hết mọi người không cần phải sử dụng xà phòng thơm. Một chất tẩy rửa nhẹ nhàng, không mùi thơm là tốt nhất.
Tại sao không phải là tắm cả 2 lần?
Nhiều người vẫn luôn phân vân không biết mình nên tắm vào lúc nào cho thích hợp nhất. Vậy thì, tại sao không thử tắm 2 lần/ngày.
Tiến sĩ Goldenberd cho biết, việc tắm 2 lần/ngày rất tốt cho da và da đầu, miễn là tắm dưới vòi hoa sen. Lưu ý với những người bị viêm da thì nên tránh tắm quá nhiều/ngày.
Nếu bạn đi đến phòng tập thể dục sau giờ làm việc, hoặc nếu làm việc bên ngoài “rõ ràng là bạn muốn tắm trước khi đi ngủ vì có rất nhiều mồ hôi, vi khuẩn có thể gây ra mụn trứng cá và thậm chí cơ thể rất bốc mùi”. Goldenberd nói.
Heath Williams, một giám đốc tiếp thị ở Brooklyn thường xuyên tắm hai lần/ ngày, một thói quen ông đã có từ khi còn là sinh viên. “Có rất nhiều vi khuẩn bao vây chúng ta suốt cả một ngày, vì vậy việc tắm sau khi về nhà là điều cần thiết”. Ông nói.
5 thời điểm không nên tắm trong ngày
Tắm là một trong những hoạt động không thể thiếu hàng ngày, nhưng không phải thời điểm nào bạn cũng nên tắm nếu muốn đảm bảo sức khỏe.
Ngay sau khi vận động mạnh hay tập luyện cường độ cao: Nếu bạn tắm ngay lập tức bằng nước quá nóng hoặc lạnh ngay sau khi tập luyện, các mạch máu của bạn có thể bị giãn ra, gây nguy cơ đột quỵ hay đau tim.
Thay vào đó, bạn cần khoảng thời gian 20 phút thực hiện các động tác phục hồi cơ, giúp nhịp tim và nhiệt độ cơ thể trở lại mức bình thường. Đồng thời, bạn nên tắm bằng nước ấm vừa trước khi thay đổi độ nóng lạnh theo ý thích.
Ngay sau khi ăn no hoặc lúc quá đói: Việc tắm ngay sau khi ăn no khiến lượng máu dồn về dạ dày để hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn sẽ chuyển tới da và các bộ phận khác, khiến việc tiêu hóa chậm chạp hơn hay bị trì hoãn.
Ngược lại, tắm khi quá đói lại khiến bạn dễ bị tụt huyết áp, có thể dẫn tới ngất xỉu, đột quỵ. Bạn nên chờ khoảng 30 phút đến một tiếng sau khi ăn mới nên tắm, và chú ý tắm nước vừa phải, không quá nóng cũng không quá lạnh.
Lúc đêm khuya: Nếu tắm sau nửa đêm, bạn có nguy cơ gặp nhiều chứng bệnh khác nhau, từ đau đầu, mỏi cổ vai gáy đến tai biến, đột quỵ và tử vong, nhất là với những người già, yếu mệt, say rượu bia hay phụ nữ có thai.
Bạn có thể dùng khăn nhúng nước ấm lau sạch cơ thể để dễ ngủ hơn và tắm lại vào sáng hôm sau nếu cần thiết. Nếu thực sự không thể không tắm, bạn nên chọn phòng tắm kín gió, tắm bằng nước ấm vừa đủ, tránh dùng nước lạnh hay nước quá nóng.
Khi say rượu bia: say xỉn khiến bạn dễ gặp tai nạn trong nhà tắm. Ngoài ra, việc tắm nước nóng khiến nhiệt độ trong cơ thể khó thoát ra và tình trạng say nghiêm trọng hơn, gây buồn nôn, chóng mặt, đau đầu.
Tắm nước lạnh khiến gan không bổ sung kịp đường cho máu, mạch máu co lại có thể dẫn đến vỡ mạch máu, cảm lạnh. Tốt nhất, bạn nên chờ khoảng 2 tiếng rồi mới tắm, hoặc chỉ nên lau qua người bằng nước ấm và chờ hôm sau tắm lại.
Khi cơ thể quá mệt mỏi: Việc tắm khi đang kiệt sức sẽ không khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn mà có thể đem lại nhiều tác hại cho sức khỏe của bạn. Khi mệt mỏi, cơ thể khó điều hòa thân nhiệt.
Việc tắm nước lạnh khiến mạch máu co lại và bạn dễ có nguy cơ bị cảm lạnh và đột quỵ. Tắm nước nóng khi mệt khiến cơ thể dễ dàng bị nóng lên, mạch máu dãn ra dễ dẫn tới suy tim.
theo zing