Thời gian gần đây, thực tế đã ghi nhận nhiều trường hợp trẻ sau khi tiêm chủng vắc xin phòng bệnh đã bị sưng tấy. Mặc dù là trẻ được tiêm chủng theo chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia hoặc tiêm chủng tự nguyện vẫn khiến không ít các mẹ lo lắng. Vậy nếu trẻ đi tiêm phòng về bị sưng thì phải làm sao? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc ấy.
1.Trẻ đi tiêm phòng về bị sưng thì phải làm sao?
Trẻ đi tiêm phòng về bị sưng thì phải làm sao? có lẽ chính là câu thắc mắc của rất nhiều ông bố, bà mẹ. Khi đối mặt với trường hợp này, bạn không cần phải lo lắng quá nhiều. Bởi vì một số trẻ do cơ địa nhạy cảm quá mức sẽ xuất hiện hiện tượng tại vị trí tiêm xong da bị sưng đỏ kéo dài, nổi cục cứng. Triệu chứng này có thể kéo dài từ 6- 8 tiếng.
Khi đối mặt với trường hợp trên, mẹ cần chườm lạnh mau chóng cho bé để giúp giảm cơn đau. . Sau 24 giờ tiếp theo, mẹ có thể chườm nóng để các vết sưng tấy, nổi cục cứng mau chóng biến mất, giúp da dễ trao đổi với môi trường bên ngoài và nhanh chóng phục hồi.
Có một số bà mẹ truyền tai nhau kinh nghiệm xát chanh hoặc đắp một lát khoai tây mỏng vào chỗ tiêm để giúp giảm đau, sưng tấy cho bé. Tuy nhiên, mẹ nên nhớ cách làm này không được các chuyên gia y tế khuyến khích. Bởi vì làn da của trẻ vô cùng nhạy cảm, làm vậy có thể tăng nguy cơ nhiễm khuẩn cho vết tiêm.
Trong trường hợp trẻ đi tiêm phòng về bị sưng, vết tiêm sưng to, xuất hiện hạch sưng kéo dài nhiều tuần thì cần đưa trẻ đến cơ sở y tế kịp thời.
2. Trẻ đi tiêm phòng về bị sốt thì phải làm sao?
Trong những trường hợp thông thường, sau khi tiêm phòng, nếu có biểu hiện sốt nhẹ, trên 38-38,5 độ C thì mẹ cần thực hiện các thao tác như sau:
- Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoáng, mát. Nếu thời tiết lạnh, vẫn nên bỏ bớt đồ.
- Khi trẻ sốt, bạn nên dùng khăn mềm và nước ấm lau người cho trẻ.
- Cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của nhân viên y tế.
- Tuyệt đối, bạn tránh sử dụng thuốc hạ sốt có chứa aspirin hoặc thuốc có chứa thành phần là axit salicylic cho trẻ. Bởi tác dụng phụ của các loại thuốc này có thể kết hợp với thành phần của vắc xin dẫn tới những triệu chứng nghiêm trọng khác.
- Kết hợp chườm lạnh tại vị trí tiêm cho trẻ. Mẹ vẫn cho trẻ bú mẹ bình thường. Lưu ý tránh chạm vào chỗ tiêm khi bế trẻ trên tay.
- Khi trẻ có biểu hiện sốt cao, trên 39 độ C, bỏ bú liên tục từ 1-2 ngày đi kèm với biểu hiện quấy khóc nhiều, da tím tái, co giật thì cần đưa trẻ đi cấp cứu ngay.
Trẻ bị sốt cao hơn 40 độ C
Nếu bé sốt cao trong vòng 24 tiếng thì mẹ cần cho trẻ uống ngay thuốc hạ sốt. Phần lớn các hiện tượng sốt như vậy là lành tính cho thấy cơ thể của trẻ đang phản ứng và thích nghi với thuốc tiêm chủng.
Một số trường hợp trẻ sốt cao có dấu hiệu co giật có liên quan đến cơ địa thể chất ở từng trẻ. Bố mẹ cần bình tĩnh để có xử lý đúng mức. Nếu bạn cảm thấy không chắc chắn thì cần đưa con đến cơ sở y tế để bác sĩ chuyên khoa theo dõi.
3. Trẻ đi tiêm phòng về quấy khóc, khó chịu trong người thì phải làm sao?
Có một lưu ý nhỏ cho các mẹ là sau khi tiêm phòng xong, bạn nên để bé ở lại chỗ tiêm để quan sát các triệu chứng có thể xảy ra. Nếu trẻ có dấu hiệu quấy khóc hay bồn chồn khó chịu thì bạn nên quan sát trẻ thêm 24 giờ nữa. Vì đây chính là biểu hiện bình thường sau khi tiêm.
Sau 24h trẻ vẫn quấy khóc thì phải làm sao?
Nếu sau 24 nhưng tình trạng khó chịu của trẻ không suy giảm, thậm chí còn bỏ ăn và không muốn vui chơi với gia đình. Kèm theo đó là các biểu hiện không ngủ, liên tục mệt mỏi, da khô, mất nước, thì bạn cần đưa trẻ đến bệnh viện để cấp cứu kịp thời.
4. Những lưu ý sau khi tiêm chủng cho bé
Sau khi trẻ được tiêm chủng, phòng bệnh thì cơ thể trẻ xuất hiện những dấu hiệu phản ứng cũng như triệu chứng khác. Lúc này gia đình cần phải có hiểu biết nhất định để phán đoán những dấu hiệu này có liên quan đến việc tiêm chủng phòng bệnh hay có liên quan đến nguyên nhân khác.
Ngày nay, y tế hiện đại đã phát minh ra nhiều chủng vắc xin phòng bệnh mang lại tác dụng hiệu quả và ý nghĩa to lớn cho đời sống sức khỏe con người. Vì vậy, mỗi gia đình cần có cái nhìn khách quan, hiểu biết đúng đắn trong việc lựa chọn vắc xin và tuân thủ lịch tiêm chủng phòng bệnh cho trẻ đúng thời hạn.
Phía trên là chia sẻ về những cách khắc phục cho trẻ sau khi đi tiêm phòng và xuất hiện những dấu hiệu lạ. Hy vọng với cách làm phía trên, bạn sẽ có những thông tin hữu ích để đối phó kịp thời với những biểu hiện của trẻ. Đồng thời, qua bài viết bạn nên có cái nhìn khách quan hơn và tuân thủ lịch tiêm phòng cho trẻ để em bé có sức đề kháng cao và luôn khỏe mạnh. Chúc bạn và cả gia đình thật nhiều sức khỏe.