Bôi kem chống hăm tã cho trẻ sơ sinh tưởng chừng đơn giản nhưng thực tế vẫn có nhiều bà mẹ còn tỏ ra lúng túng để rồi dẫn đến sai lầm đáng tiếc ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Hôm nay Baodinhduong xin giới thiệu cho mẹ dùng kem chống hăm cho bé đúng cách.
Dấu hiệu cho thấy trẻ bị hăm tã
Do bé phải mang tã dán suốt cả ngày, mẹ quên không thay tã để ẩm ướt vùng kín, khiến làn da mỏng manh của trẻ tiếp xúc với các enzyme có trong phân, nước tiểu… dẫn đến ngứa, mẩn đỏ… Các dấu hiệu cho thấy trẻ bị hăm tã:
- Da bị nổi mẩn đỏ, lở loét.
- Xuất hiện nếp nhăn ở bộ phận sinh dục và phần mông.
- Vùng da bị hăm thường nóng rát, khiến bé hay khóc, khó chịu.
Nên sử dụng loại kem chống hăm tã nào tốt cho trẻ sơ sinh
Da của trẻ sơ sinh vốn rất mỏng manh và nhạy cảm nên dễ tổn thương hơn khi hăm tã “ghé thăm”. Vì vậy, mẹ cần quan tâm lựa chọn một loại kem trị hăm tã tốt có chất lượng, an toàn cho trẻ.
Theo các chuyên gia y tế, để giúp trị hăm tã cho trẻ sơ sinh thì các mẹ bỉm nên lựa chọn kem chữa hăm tã được chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên, có công dụng làm dịu vết thương, tái tạo da mới và làm mềm da trẻ. Ngoài ra, phải kiểm tra sản phẩm phải uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng tiêu biểu như: Bubchen, Bepanthen, Desitin, Sanosan, Sudocrem,…
Hướng dẫn mẹ dùng kem chống hăm cho bé đúng cách
Bước 1: Vệ sinh vùng kín sạch sẽ
Trước khi bôi kem, mẹ hãy dùng nước ấm sau sạch bằng khăn mềm để nhằm loại bỏ các chất bẩn ở vùng kín của bé. Đây là điều vô cùng quan trọng vì sẽ giúp kem chống hăm được thẩm thấu vào da nhanh để phát huy tác dụng.
Bước 2: Lau khô vùng da được bôi kem
Sau khi vệ sinh xong, mẹ cần phải lau khô lại người cho trẻ. Có nhiều mẹ chủ quan không lau để làn da bé vẫn còn nước, khiến cho tác dụng của kem chống hăm giảm đi. Thậm chí còn khiến cho vết hăm lở loét thêm.
Bước 3: Bôi kem chống hăm cho bé
Mẹ hãy lấy một lượng kem vừa đủ đem bôi vào vùng da bị hăm của trẻ theo hình vòng tròn, từ bên ngoài vào bên trong tạo thành một lớp mỏng nhé. Không nên bôi quá nhiều vì khiến da bé bí, dễ bị kích thích gây mẩn đỏ thêm. Đợi kem thẩm thấu 10 phút rồi mẹ mới mặc lại bỉm cho bé.
Sau khi đã bôi kem chống hăm cho bé rồi đóng bỉm, mẹ nhớ rửa tay lại cho khô. Lưu ý, không nên dùng chung kem chống hăm cho nhiều trẻ nhé.
Trên thực tế, có nhiều mẹ lại sử dụng phấn rôm để chống hăm. Điều này là sai lầm nghiêm trọng vì phấn rôm khiến cho vết hăm nặng hơn. Trong trường hợp bôi kem chống hăm cho bé khoảng 1 tuần mà các triệu chứng hăm da không giảm, mẹ hãy đưa bé đến ngay bệnh viện để kiểm tra nhé!