Trẻ sơ sinh bị vàng da là dấu hiệu thường rất phổ biến. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị vàng da là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Nguyên nhân dẫn đến trẻ sơ sinh bị vàng da
Trong vòng 48 – 72 giờ sau khi sinh, trẻ sẽ được thăm khám để xem xét có xuất hiện tình trạng vàng da hay không. Vậy nguyên nhân do đâu?
1. Vàng da do sinh lý
Tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh xảy ra do sự tích tụ của bilirubin – một chất có dịch màu vàng được sinh ra khi tế bào máu đỏ trong bào thai bị phá vỡ. Điều này xảy ra ở hầu hết trẻ sơ sinh vì các bé có lượng tế bào máu đỏ khá cao.
Các tế bào máu đỏ thường xuyên bị phá vỡ và được thay mới. Tuy nhiên, gan của bé lại chưa đủ trưởng thành để có thể lọc bỏ hết bilirubin khỏi máu. Thường thì khi bé được 2 tuần tuổi, gan mới phát triển đầy đủ hơn và đủ sức xử lý bilirubin. Vì thế, bệnh vàng da sẽ tự khỏi mà không gây ra bất cứ nguy hiểm nào
2. Trẻ bị vàng da do bệnh lý
Vàng da bệnh lý sẽ thường kéo trên hai tuần và xuất hiện rất sớm sau 2 ngày trẻ được sinh. Màu vàng xuất hiện toàn thân, lan rộng sang các chi và mắt. Nếu bé bị vàng da do bệnh lý sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Nước tiểu của trẻ sẽ có màu vàng và bé sẽ bị sốt, co giật và không muốn bú,…
Ngoài ra, trẻ bị vàng da còn do 1 số nguyên nhân khác như: vàng da do di truyền, bị nhiễm khuẩn, ….
Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị vàng da
Thường sẽ dễ nhận thấy vàng da ở trẻ là da có màu vàng như nghệ. Nếu bé bị nặng, mắt sẽ có màu vàng, tứ chi và bụng có màu vàng,…
Mẹ cần phải theo dõi vàng da ở trẻ sơ sinh dưới ánh sáng mặt trời mỗi ngày. Dùng tay ấn vào vùng bụng, tay, chân, trán, mặt… của trẻ để xác định trẻ bị vàng da. Một số em bé da đỏ sẽ khó thấy nên khi mẹ ấn vào thấy để lại màu vàng của da phía dưới chỗ ấn ấy, đây là cách nhận biết vàng da trẻ có bị vàng da hay không.
Trẻ bị vàng da phải làm sao hết?
1. Cho trẻ bú sữa mẹ
Đây là một trong các phương pháp hiệu quả nhất để giúp giảm lượng bilirubin có trong máu trẻ sơ sinh. Vì trong sữa mẹ có chứa kháng thể và một số dưỡng chất quan trọng giúp cho các cơ quan chức năng của cơ thể trẻ phát triển. Ngoài ra, mẹ nhớ cho trẻ bú sữa mẹ khoảng 2 tiếng một lần. Việc cho trẻ bú sữa mẹ thường xuyên sẽ giúp trẻ đào thải bilirubin thừa ra khỏi cơ thể và nhờ vậy sẽ giảm triệu chứng vàng da.
2. Rọi đèn
Trong trường hợp mức bilirubin trong máu của trẻ vượt mức cho phép, các bác sĩ sẽ yêu cầu người nhà thực hiện liệu pháp chữa bệnh vàng da cho trẻ bằng cách rọi đèn để giải quyết vấn đề. Trong suốt quá trình điều trị, trẻ sẽ được nằm trong luồng ánh sáng đặc biệt ở bệnh viện liên tục trong vòng 24 giờ hoặc nhiều hơn nếu bệnh nặng. Các loại ánh sáng đặc biệt này có công dụng giúp giảm nhẹ chứng vàng da ở trẻ bằng cách loại thải mức bilirubin trong có máu.
3. Cho trẻ uống sữa đặc trị
Một phương pháp nữa để trị vàng da cho trẻ sơ sinh đó là thay thế sữa mẹ bằng một loại sữa chế biến đặc biệt. Tùy thuộc vào lượng bilirubin trong cơ thể trẻ, bác sĩ sẽ chỉ định cho trẻ bú bằng nguồn sữa bột này (có thành phần tương tự sữa mẹ) trong khoảng thời gian 48 giờ. Sau khi kiểm tra mức bilirubin trong máu trẻ đã trở lại như bình thường, bác sĩ sẽ đề nghị cho bé bú lại sữa mẹ.
4. Tắm nắng cho trẻ
Đặt trẻ sơ sinh gần cửa sổ, nơi có ánh nắng dịu của mặt trời (vào khoảng 7h – 8h30 mỗi sáng để cho trẻ tắm nắng. Trong ánh nắng có chứa vitamin D và canxi rất tốt cho da và xương của trẻ.
Trẻ sơ sinh bị vàng da nguyên nhân do đâu, chắc hẳn qua những thông tin liên quan tới việc trẻ bị bệnh vàng da sau khi sinh cùng cách điều trị được cung cấp trên đây, mong rằng sẽ giúp các mẹ sớm tìm được các biện pháp để điều trị cho con mình nhé.