Rốn bị lồi tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhưng khiến trẻ cảm thấy tự ti sau khi trưởng thành. Nguyên nhân nào khiến trẻ sơ sinh bị lồi rốn và cách khắc phục tình trạng này ra sao? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị lồi rốn
Trong vòng 7 – 10 ngày sau khi sinh, rốn của trẻ sơ sinh bắt đầu khô và rụng xuống. Vết thương sau khi lành sẽ để lại một vết sẹo được gọi là rốn của trẻ. Lỗ hổng ở thành bụng nơi cuống rốn của bé kết nối với mẹ để lấy dưỡng chất sẽ được đóng lại khi bé lớn lên. Nhưng nếu nó không đóng kín lại do một số nguyên nhân sẽ gây ra tình trạng rốn lồi. Tại bị trí lỗ rốn sẽ nổi lên một khối tròn (khối lồi) ta có thể nhìn thấy bằng mắt thường và khi ấn nhẹ vào vùng rốn sẽ cảm nhận được khối lồi này (được gọi là khối thoát vị rốn). Vậy nguyên nhân do đâu?
Trẻ sơ sinh khi mới chào đời thường chưa quen với môi trường bên ngoài nên bé thường hay vặn mình, ưỡn người, quấy khóc,… đây là biểu hiện bình thường ở đa phần các trẻ và chúng sẽ mất dần trong những tháng tiếp theo. Tuy nhiên, vì thành bụng tại khu vực rốn của trẻ thường rất mỏng nên việc lặp đi lặp lại các biểu hiện trên nhiều lần sẽ khiến rốn bé mỗi lúc càng lồi cao hơn. Khi trong thành bụng chịu một áp lực đủ mạnh nó sẽ đẩy ruột đến chân rốn làm chân rốn căng phồng và nhô lên. Tuy nhiên, khi trẻ sơ sinh bị lồi rốn sẽ không thấy đau, không ảnh hưởng đến sức khỏe nên các cha mẹ không cần lo lắng quá.
Cách hay giúp mẹ ngăn chặn lồi rốn ở trẻ
Thường thì tình trạng lồi rốn nhẹ ở trẻ sẽ tự khỏi khi bé được hớn 1 tuổi, khi vùng bụng bé đã cứng cáp hơn, lỗ hổng ở bụng sẽ tự động đóng lại. Tuy nhiên, với những trường hợp rốn của trẻ lồi lên quá cao thì mẹ cần nhớ một số lưu ý sau để chăm sóc rốn trẻ sơ sinh mau chóng trở lại bình thường:
– Dùng một thẻ nhựa hình tròn hoặc đồng xu vệ sinh kỹ rồi gói vào miếng gạc rồi đặt lên rốn của trẻ. Sau đó mẹ có thể dùng băng dính y tế để cố định thẻ nhựa hay đồng xu đó, chú ý luôn theo dõi quan sát để nếu các vật đó rơi ra thì cố định lại đúng vị trí. Việc này được thực hiện thường xuyên trong tháng đầu dù rốn của bé không bị lồi mẹ vẫn dùng cách này để phòng ngừa được rốn lồi do vặn mình và uốn người liên tục của bé.
– Khi trẻ gào khóc dữ dội, mẹ hãy bế bé lên dỗ dành để bé có cảm giác được che chở và hết khóc, điều này sẽ giúp rốn bé không bị phồng to lên.
– Nếu trẻ rặn mình mỗi lúc đi tiêu (đối với các bé trên 6 tháng tuổi), mẹ hãy chú ý thay đổi chế độ dinh dưỡng, bổ sung dưỡng chất có chứa vitamin D, chất xơ cho bé để tránh tình trạng bé rặn.
– Ngoài ra, mẹ hãy massage cho bé để tạo cho bé giấc ngủ ngon và vệ sinh sạch sẽ vùng rốn để tránh nhiễm trùng.
Các lưu ý dành cho mẹ khi trẻ sơ sinh bị lồi rốn
Mẹ nên nhớ áp dụng cách áp đồng xu hoặc thẻ nhựa tròn sau khi bé tắm xong, không nên tháo ra để đạt hiệu quả. Để tránh bé bị hăm vùng rốn do mồ hôi tiết ra, mẹ nên thay băng mỗi ngày. Buộc đồng xu vào rốn bé vừa phải không quá chặt hoặc quá lỏng. Thông thường sau 3 tháng, rốn bé sẽ trở lại bình thường. Tuy nhiên, có một số trường hợp phải phẫu thuật khi: Trẻ được 5 tuổi nhưng vùng rốn vẫn chưa đóng chặt lại, phần mô lồi ra quá lớn khiến bé cảm thấy khó chịu. Phẫu thuật cho trẻ bị lồi rốn thường khá nguy hiểm, thay vào đó các bác sĩ sẽ đưa ra các thông tin về thoát vị rốn để các bậc cha mẹ hiểu hơn vấn đề.
Trẻ sơ sinh bị lồi rốn nguyên nhân do đâu, chắc hẳn qua các thông tin mà chúng tôi cung cấp trên mẹ đã có thêm nhiều kiến thức để phòng ngừa tình trạng trẻ bị lồi rốn. Chúc bé nhà mẹ luôn được khỏe mạnh!