Một trong những dấu hiệu bất thường của thai kỳ đó là mang thai trứng. Để biết rõ về triệu chứng này các mẹ hãy tham khảo những thông tin sau đây.
Những dấu hiệu bệnh thai trứng
Bệnh thai trứng thường là bệnh lành tính, nhưng lại có một số trường hợp gây nên những biến chứng đáng sợ như thai trứng có dấu hiệu xâm lấn hay ung thư tế bào nuôi. Thai trứng là một tình trạng bệnh lý gai nhau do sự phát triển bất thường của lớp tế bào nuôi trong gai nhau, nó biến thành túi nhỏ trong gai nhau và chứa đầy nước. Nhưng túi này lại không thông nhau mà nó chỉ nối nhau bằng sợi nhỏ rồi lấn át bào thai.
Những người mang thai trứng thì vẫn có biểu hiện như người mang thai bình thường nhưng cơn nghén nặng hơn, xuất hiện nhiều nôn ói và có dấu hiệu phù. Theo thời gian thì thai phụ bắt đầu có dấu hiệu ra máu, máu ít hoặc nhiều có lúc liên tục có lúc lại ngắt quãng và máu bầm đen, thường thì sớm nhất 6 tuần phát hiện còn muộn nhất là 12 tuần.
Khi thai trứng to thì thai phụ sẽ buồn nôn, đau quặn vùng bụng và bụng ngày càng sưng to. Có một só trường hợp bị tiền sản giật trước khi bước vào tam nguyệt cá thứ hai. Tuy nhiên, ngày nay bệnh thai trứng sẽ được phát hiện sớm khi siêu âm. Khi siêu âm sẽ thấy hình ảnh bão tuyết trong lòng tử cung chứ không thấy phần thai.
Những biến chứng khi bị thai trứng
Những phụ nữ bị bệnh thai trứng nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến biến chứng rất nguy hiểm như băng huyết, thiếu máu và suy dinh dưỡng. Ngoài ra, một số trường hợp còn biến chứng nguy hiểm hơn đó là ung thư tế bào nuôi, đây là loại u ác tính và nó có thể di căn lên toàn bộ cơ thể.
Bình thường, những người mắc phải bệnh này nếu phát hiện kịp thời thì khoảng 80% thai sau khi nạo vét thì tiến triển kịp thời. Còn 20% còn lại thì nguyên bào nuôi được tiếp tục phát triển và tiết ra chất hCG rối biến chứng nguy hiểm.
Phương pháp điều trị thai trứng
Nếu như phát hiện thai trứng thì tiến hành lấy thai trứng ra ngoài bằng cách nạo vét sạch. Với kỹ thuật hút nạo thai trứng kết hợp sự co hồi tử cung để cầm máu bằng truyền dịch mặn hoặc ngọt đẳng trương pha oxytocin đồng thời truyền kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng.
Sẽ tiến hành phẫu thuật đối với trường hợp phụ nữ không có nhu cầu sinh con, phụ nữ trên 40 tuổi hoặc thai trứng xâm lẫn làm thủng tử cung. Tuy nhiên, với phương pháp này là tạm thời, bạn cần theo dõi thường xuyên những biến chứng bệnh. Sau 2 tuần phẫu thuật thì bệnh nhân đến viện để đo lại định lượng beta hCG, và cứ vài tháng sau tiếp tục đến kiểm tra.
Khi nào thì thai trở lại?
Nếu từng bị thai trứng mà bạn muốn có thai thì cần chờ 1 năm sau khi nồng độ beta hCG trở lại bình thường thì mới có thể mang thai lần nữa. Nếu như bạn có thai ở thời điểm này thì nồng độ beta hCG tăng lên, vấn đề này bác sĩ cũng không chắc chắn thai đó là thai trứng hay không.
Có một điều rất may mắn là phụ nữ từng bị thai trứng sẽ không ảnh hưởng xấu đến quá trình mang thai sau này, ngay cả khi bệnh nhân đã trải qua quá trình hóa trị. Sẽ không xuất hiện hiện tượng lưu thai, sinh non, dị tật bẩm sinh… nên bạn yên tâm nhé.
Với những thông tin về thai trứng hy vọng chúng ta có thêm những hiểu biết bổ ích hơn về sức khỏe và mang thai. Chúc bạn luôn mạnh khỏe!