Bệnh viêm phế quản là một căn bệnh về đường hô hấp rất dễ gặp ở trẻ nhỏ, nhưng bệnh này có nhiều bà mẹ nhầm lẫn với các bệnh khác như: ho hay viêm họng. Để phân biệt dấu hiệu trẻ bị viêm phế quản và các bệnh khác thì mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây.
Dấu hiệu trẻ bị viêm phế quản là gì?
- Một đặc điểm rất dễ nhận biết khi trẻ bị viêm phế quản đó là ho, chảy nước mũi và sốt cao. Khi ho thì bé rất khó thở và thở rít lên.
- Những trường hợp bé mắc bệnh nặng thì da tái tím, khó thở hơn và lồng ngực rít lõm mỗi lần bé thở.
- Nếu cứ khéo dài thì họ tiếp tục nhiều hơn và dày hơn, có cảm giác đau rát cổ họng khi ho và xuất hiện đờm rất nhiều. Bên cạnh đó, bé còn bị sốt nhẹ, đau lồng ngực do ho nhiều và cơ thể đi vào trạng thái mệt mỏi.
- Dấu hiệu của viêm phế quản nó khá giống với hen suyễn. Thông thường bệnh này nhanh khỏi nếu biết cách chăm sóc. Nếu như bố mẹ không biết cách điều trị nên mang con đến bác sĩ ngay.
Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh viêm phế quản?
Viêm phế quản do nguyên nhân nào? Chỉ có thể là do virut gây nên và loại virut này thường gây các bệnh ho, cảm lạnh, viêm xoang ở trẻ. Và loại virut này thường có nhiều trong không khí, thời tiết thay đổi nó sẽ xâm nhập vào cơ thể con người ngay.
Các bậc cha mẹ nếu thấy con có cảm hay ho sốt thì không nên để bệnh lâu dài vì nó rất dễ gây biến chứng đến hai cuống phổi, như vậy sức khỏe sẽ trở nên nguy hiểm hơn. Khi xâm nhập đến phổi thì khí quản sưng phồng và tấy đỏ, có 1 phần dịch nhầy bên trong phổi bị ứ đọng lại nếu cha mẹ không đưa con đi chữa trị thì sức khỏe con sẽ giảm nghiêm trọng.
Chăm sóc trẻ những ngày bị viêm phế quản
Những trẻ bị viêm phế quản cần có một chế độ chăm sóc đặc biệt để bé nhanh hồi phục lại sức khỏe. Lúc bé sốt sẽ mất rất nhiều nước nên mẹ hãy bổ dung đủ nước cho bé, nước nhiều không những thải độc mà còn giúp thông thoáng lỗ mũi của bé hơn. 8 đến 10 cốc mỗi ngày sẽ giúp bé không bị tắc nghẽn đường sung huyết và cơ thể bé nhanh hạ sốt. Lúc này cơ thể bé rất mệt mỏi nên bé sẽ chán ăn và bỏ bữa, mẹ hãy khuyến khích và động viên bé thật nhiều để cung cấp đủ dinh dưỡng và tăng sức đề kháng. Cho bé ăn cháo hoặc súp để bé không bị nghẹn mà dễ nuốt nữa.
Bên cạnh cũng cấp đủ dinh dưỡng thì mẹ cần vệ sinh sạch sẽ cho bé, dùng nước muối sinh lý để làm sạch mũi và họng. Cho bé uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ để làm thuyên giảm bệnh của bé nhé.
Các mẹ nên lưu ý rằng không được để bé bị nhiễm lạnh khi thời tiết chuyển mùa, vì khí hậu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đường hô hấp. Ngoài ra, để bé tránh xa những khói bụi và đặc biệt là khói thuốc lá, vì chúng là nguyên nhân gây bệnh hen sau này.
Phòng bệnh viêm phế quản ở trẻ nhỏ
- Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết để cơ thể bé luôn khỏe mạnh và tăng cường hệ miễn dịch.
- Vệ sinh sạch sẽ cơ thể, đặc biệt là tai mũi họng. Bố mẹ cũng nên vệ sinh tay trước khi bế trẻ. Bên cạnh đó, cần vệ sinh phòng ngủ của trẻ, làm sạch chăn ga gối để tiêu diệt vi khuẩn.
- Không nên để trẻ sống trong môi trường ôi nhiễm khí độc, khói bụi, hóa chất. Trẻ thường hay chơi động vật nên bố mẹ chú ý nên cách ly vấn đề này.
- Nếu thời tiết chuyển biến bất thường nên mặc ấm cho trẻ, có xuất hiện các đợt dịch nên cách ly trẻ vì nó là nguyên nhân gây nên viêm phế quản.
Với những thông tin đầy đủ về nguyên nhân, biểu hiện, cách đề phòng khi trẻ bị viêm phế quản ở trẻ em hy vọng sẽ giúp các mẹ có cách chăm sóc con cái tốt hơn. Chúc các bạn thành công!