Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em ngày càng gia tăng và có những biến chứng khôn lường. Nếu như bé bị sốt xuất huyết thì các mẹ cần có những kiến thức về bệnh lý và cách điều trị tại nhà để chăm sóc bé tốt hơn. Dưới đây là những thông tin về bệnh sốt xuất huyết và cách điều trị tại nhà các mẹ có thể tham khảo.
Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em
Sốt xuất huyết là do loại siêu virut Dengue gây nên, bênh này lây qua đường truyền nhiễm từ người bệnh đến người không bị bệnh qua con muỗi vằn và nguyên nhân này là phổ biến để gây nên dịch sốt xuất huyết. Để nhận biết loại muỗn vằn và các loại muỗi khác thì trên thân muỗi sẽ có đường vằn vằn màu trắng, nó sống trong nhà, những nơi ẩm thấp và chúng hoạt động cả ngày lẫn đêm.
Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em thường gặp nhất, vì trẻ có hệ miễn dịch rất thấp do sức đề kháng vẫn chưa được hoàn thiện. Những trẻ bị sốt xuất huyết thường có những biểu hiện như sau:
- Bé đột ngột sốt cao ở nhiệt độ khoảng 39 độ C, tuy sốt nhưng không có sổ mũi hay là bị ho. Nếu các mẹ cho trẻ uống thuốc hạ sốt thì chỉ có tác dụng được vài giờ đồng hồ.
- Trên da bé có những dấu đỏ đó là bị sung huyết, có chảy máu cam ở mũi, bé nôn mửa liên tục và đi ngoài có dính máu.
- Trẻ bị sốt xuất huyết có dấu hiệu đau vùng bụng, đau dưới sườn bên phải.
- Đối với những đứa bé lớn tuổi hơn thì sốt nhẹ nhưng đau ở khắp nơi và có xuất hiện các mẩn đỏ trên da.
Cách điều trị bệnh sốt xuất huyết tại nhà an toàn
1. Chế độ dinh dưỡng cần thiết khi trẻ sốt
Khi xuất hiện bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em thì các mẹ nên biết cách chăm sóc để giúp làm giảm bớt bệnh. Khi trẻ bị sốt, không ăn thì cơ thể sẽ bị mất nước nghiêm trọng, vì vậy các mẹ nên khuyến khích trẻ uống thật nhiều nước. Đối với bé 5 dưới 5 tuổi nên uống từ 500 – 1.500ml mỗi ngày, trẻ trên 5 tuổi nên uống 2024 – 2.5000 ml nước. Các mẹ nên thay đổi các loại nước như nước chanh, cam vắt, nước dừa… vừa tạo cảm giác thèm uống vừa giúp cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Khi đang sốt tuyệt đối không nên cho trẻ uống những loại thức uống có màu hoặc có ga. Vì nếu các mẹ cho trẻ uống thì khi bé đi tiểu hoặc nôn mửa sẽ khó để phát hiện đó là máu của bao tử hay là màu của nước.
Bên cạnh cung cấp nguồn nước cho cơ thể cần thì cũng nên cung cấp nguồn thức ăn để tăng cường sức đề kháng ở trẻ. Các loại cháo dinh dưỡng hay súp vừa dễ ăn lại không gây triệu chứng đầy bụng khó tiêu. Nếu trẻ đang bị sốt các mẹ không nên cho ăn huyết, vì huyết sẽ không những làm dịu bệnh mà còn gây biến chứng thêm.
2. Sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ
Các mẹ nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi đi mua thuốc, tránh tự ý mua thuốc cho trẻ sử dụng. Các loại thuốc trẻ cần nhất đó là thuốc hạ sốt Paracetamol, loại thuốc này không ảnh hưởng tới dạ dày hay làm tăng nguy cơ chảy máu. Liều dùng theo chỉ định của bác sĩ, khi cho trẻ uống hạ sốt nên kết hợp lau nước ấm để làm sạch cơ thể.
Nên mang trẻ tới bệnh viện để tái khám hằng ngày, bác sĩ có thể theo dõi tình trạng sức khỏe của bé và cấp thuốc uống phù hợp với tiến độ sức khỏe. Có một số bà mẹ thấy con mình hơi khỏe là ngừng tái khám, không nên tự ý làm như vậy, nếu có rủi ro gì không ai có thể chịu trách nhiệm về vấn đề này được.
Các mẹ nên lưu ý rằng: Nếu như bé sốt li bì, nôn mửa nhiều, tình trạng xuất huyết nhiều hoặc tay chân mát lạnh thì không nên để trẻ ở nhà mà cần mang đến bệnh viện để thăm khám ngay. Một số trường hợp tử vong khi phát hiện muộn.
Một số cách phòng ngừa bệnh xuất huyết ở trẻ
- Khi trẻ đi ngủ thì nên thả màn xuống để tránh muỗi vằn bay vào hút máu bé.
- Không nên để trẻ vui chơi dưới khu vực ẩm thấp nhiều muỗi.
- Sử dụng các biện pháp đuổi muối như bình xịt muỗi, thắp hương vòng, phun thuốc chống muỗi.
- Vệ sinh nhà ở sạch sẽ, đậy kín những đường dẫn nước và chặt bớt cây cối rậm rạp.
Với những thông tin hữu ích về nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa trên sẽ giúp làm giảm tình trạng xuất hiện bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em. Hy vọng các bậc cha mẹ biết cách để chăm sóc con cái tốt hơn!