Khói bụi, ô nhiễm, thực phẩm bẩn… đe dọa cuộc sống của chúng ta hàng ngày. Chúng mang đến một chứng bệnh chỉ nghe tên thôi đã thấy rùng mình: bệnh ung thư. Số lượng người mắc ung thư ngày càng tăng nhanh đặt chúng ta vào tình thế phải luôn cảnh giác đề phòng. Tầm soát ung thư thường xuyên chính là cách bảo vệ cơ thể và phòng chống ung thư hiệu quả nhất.
Lợi ích của việc tầm soát ung thư thường xuyên
Theo báo cáo từ Viện nghiên cứu phòng chống ung thư, mỗi năm nước ta có khoảng 94.000 người chết vì ung thư. Tỷ lệ tử vong do ung thư của nước ta xếp thứ 78/172 quốc gia được khảo sát. Đáng chú ý là tỷ lệ người mắc ung thư qua các năm cũng ngày càng tăng.
Ung thư nếu được phát hiện càng sớm thì càng có nguy cơ chữa khỏi cao hơn. Tuy nhiên, rất nhiều bệnh ung thư diễn tiến trong âm thầm, các triệu chứng không hề lộ rõ. Vì thế, khi phát hiện, bệnh nhân phần lớn đã bước vào thời kỳ giữa hoặc thời kỳ cuối. Tỷ lệ ung thư phát hiện muộn lên đến 70%. Lúc này, không những quá trình chữa bệnh khó khăn, đi kèm với nhiều rủi ro, mà chi phí khám chữa bệnh và thời gian điều trị cũng tăng cao vô cùng.
Vậy làm thế nào để phát hiện ung thư ngay trong giai đoạn đầu?
Câu trả lời đơn giản nhất đó chính là thường xuyên tầm soát ung thư tại các bệnh viện uy tín.
Nếu bạn lo lắng về chi phí và thời gian đi tầm soát ung thư, thì hãy nghĩ đến số tiền, thời gian và cả sự đau đớn do quá trình điều trị ung thư muộn mang đến. Tất nhiên, nó còn gấp nhiều lần so vối khi bạn đi tầm soát ung thư thường xuyên.
Những phương pháp tầm soát ung thư phổ biến
Ung thư có nhiều loại và chúng biểu hiện ra cơ thể bằng nhiều cách khác nhau. Những phương pháp tầm soát ung thư phổ biến bao gồm:
- Hỏi và khám bệnh:
Chưa cần dùng đến kỹ thuật, bằng việc hỏi và khám bệnh một cách tổng quát, bác sĩ có thể phát hiện ra một số bất thường trong cơ thể bạn. Nếu những dấu hiệu bất thường đó thật sự đáng lo ngại, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn thực hiện các phương pháp tầm soát chuyên sâu hơn để có kết quả chắc chắn.
Những nốt nổi trên da, sang thương, u cục… là những thứ được bác sĩ xem xét trong quá trình hỏi và khám bệnh.
- Xét nghiệm
Xét nghiệm là phương pháp dùng các mẫu mô, mẫu máu, nước tiểu…của bạn để kiểm tra khả năng bị bệnh.
Các loại xét nghiệm thường được làm để tầm soát ung thư bao gồm:
- Xét nghiệm máu
Đây là xét nghiệm rất hữu ích trong việc phát hiện sớm các loại ung thư nguy hiểm như: ung thư máu, ung thư cổ tử cung, ung thư dạ dày, tuyến tụy, ung thư vú, ung thư buồng trứng… Xét nghiệm máu có khả năng phát hiện kháng nguyên CA125 trong ung thư máu, ung thư buồng trứng. Ngoài ra, nó cũng có thể phát hiện kháng nguyên CA153 – ung thư vú, kháng nguyên CA199 – dạ dày, tuyến tụy…
Tuy nhiên, xét nghiệm máu được cho là không cho kết quả chẩn đoán ung thư chính xác. Vì hầu hết các dấu ấn ung thư không chỉ do tế bào ung thư, mà còn có thể do tế bào lành phát ra.
Chi phí xét nghiệm máu: tầm 50-500k/lần xét nghiệm.
- Phương pháp chụp PET/CT
Đây là phương pháp có khả năng phát hiện đến 80% các loại ung thư. Nó có khả năng phát hiện ung thư từ những giai đoạn đầu, khi cơ thể mới có thay đổi về chuyển hóa mà chưa hình thành tổn thương về cấu trúc. Ngoài ra, phương pháp này còn tìm kiếm được vị trí ung thư đã di căn, vị trí ung thư nguyên phát. Do đó, nó là phương pháp phòng chống ung thư rất hữu hiệu.
PET/CT phát hiện được sự tăng sinh hoạt động glucose – hiện tượng phổ biến trong 80% các loại ung thư. Nó được chỉ định cho các trường hợp có nguy cơ mắc ung thư cao, hoặc những bệnh nhân đã xét nghiệm máu, gen và phát hiện một số chỉ điểm ung thư.
Chi phí chụp PET/CT hiện nay có giá tầm 20 đến 30 triệu/lần chụp.
- Xét nghiệm tủy
Xét nghiệm tủy chuyên dùng để phát hiện ung thư máu. Sau khi chọc và lấy được tủy của người bệnh, các chuyên gia sẽ tiến hành xét nghiệm lượng Junvenile cell trong máu. Nếu lượng này tăng cao hơn 5% thì có thể xác định bệnh nhân đã mắc ung thư máu.
Chi phí xét nghiệm tủy khoảng 500.000 đến 1000.000 đồng.
- Xét nghiệm tế bào cổ tử cung (Xét nghiệm PAP)
Ung thư cổ tử cung ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tâm lý phụ nữ. Xét nghiệm PAP là phương pháp dùng phát hiện tế bào tiền ung thư gây ra bệnh ung thư cổ tử cung. Do đó, phương pháp này giúp điều trị và ngăn chặn trước khi ung thư diễn ra.
Chi phí thực hiện dao động từ 100.000 đến 1800.000 đồng tùy bệnh viện.
- Chụp nhũ ảnh tuyến vú
Chụp nhũ ảnh là kỹ thuật chụp X-Quang cho tuyến vú. Nó dùng để phát hiện và chẩn đoán các bệnh lý ở tuyến vú ở phụ nữ, trong đó có ung thư ở giai đoạn rất sớm.
Phương pháp này có khả năng phát hiện những bất thường ở ống tuyến vú, là nơi xuất phát 95% các tế bào ung thư vú.
Chụp nhũ ảnh thường được chỉ định với những phụ nữ trên 35 tuổi (người có khả năng mắc ung thư vú cao nhất). Tần suất chụp định kỳ nên là mỗi năm 1- 2 lần.
Chi phí chụp nhũ ảnh từ 150.000 đến 2200.000 đồng.
- Nội soi đại trực tràng
Ung thư đại trực tràng có thể chữa một cách hiệu quả nếu phát hiện ở giai đoạn sớm. Chính vì thế, nội soi đại trực tràng thường được các bác sĩ chỉ định cho những người trên dưới 50 tuổi để phát hiện bệnh ngay từ đầu.
Ống nội soi sẽ được đưa vào cơ thể, giúp bác sĩ quan sát trực tiếp toàn bộ tình hình bên trong. Hơn nữa, dao điện đi kèm ống nội soi còn có thể cắt bỏ ngay tại chỗ polip đại tràng.
Chi phí nội soi đại tràng từ 350.000 đến 5000.000 đồng.
.
Ngoài những xét nghiệm thường gặp này, ta còn có thể tiến hành các xét nghiệm khác để tầm soát ung thư như: siêu âm, chụp X-quang, xét nghiệm phân, nước tiểu, nội soi dạ dày, xét nghiệm định lượng virus HBsAg để kiểm tra ung thư gan, chụp cộng hưởng từ MRI, chụp cắt lớp CT, soi tươi dịch âm đạo, soi cổ tử cung…
Tự phát hiện bệnh ung thư
Tầm soát ung thư thường xuyên là vô cùng cần thiết. Nhưng có một số loại ung thư bạn có thể dễ dàng phát hiện tại nhà chỉ với vài động tác đơn giản. Điều này còn kịp thời và hiệu quả hơn so với tầm soát ung thư tại bệnh viện.
- Cách kiểm tra ung thư vú
Nếu bạn là nữ, nên đứng trước gương mỗi ngày và thực hiện các động tác sau:
- Cởi bỏ áo ngực rồi thả lỏng 2 tay, tự quan sát xem có xuất hiện bất cứ khác thường nào trên ngực không.
- Giơ hai tay lên đầu, quan sát lần 2.
- Giữ nguyên tay trái trên đầu, dùng tay phải khám ngực trái. Kiểm tra quầng vú, núm vú, hõm nách… xem có hạch hay chảy dịch không.
- Đổi tay và thực hiện theo chiều ngược lại.
<Bảo vệ bản thân bằng cách thương xuyên tự kiểm tra ung thư vú>
Các bất thường cảnh báo nguy cơ bị ung thư vú:
- Xuất hiện khối u trên ngực
- Thay đổi ở núm vú: có tiết dịch hồng, lẫn máu. Hoặc núm vú bị dẹt, tụt vào trong.
- Ngực bị sưng hoặc có vết sần, lồi lõm, nhăn nhúm
- Cảm thấy đau nhói ở ngực
- Xuất hiện hạch ở nách, khối u hoặc vết thương sưng dưới cánh tay…
- Ung thư đại trực tràng
Ung thư đại trực tràng là loại ung thư phổ biến thứ 3 trong các loại bệnh ung thư. Tự kiểm tra ung thư đại trực tràng bằng cách nhận biết những điều sau:
- Phân có lẫn máu đỏ thẫm, máu có trộn lẫn vào phân.
- Thay đổi thói quen đại tiện. Ví dụ trước đi ngày 1 lần thì nay đi nhiều hơn, có khi ngày cả chục lần.
- Thò tay vào sâu bên trong hậu môn phát hiện thấy vùng u gồ cứng, hoặc có mép nhô cao, trong lõm vào. Nếu tay có dính máu thì bệnh càng nguy hiểm hơn.
- Người từ 40 đến 60 tuổi là những người có khả năng mắc chứng bệnh này cao nhất.
- Ung thư tinh hoàn
Ung thư tinh hoàn diễn ra chính với những người có tinh hoàn ẩn (80-85%), còn lại là tinh hoàn đối bên, tiền sử quai bị, tràn dịch màng tinh hoàn, thoát vị bẹn…
Dùng tay kiểm tra xem nếu không thấy tinh hoàn hoặc tinh hoàn sưng to thì có thể là tinh hoàn đang gặp bất thường.
Lưu ý không cần lo lắng nếu thấy tinh hoàn bên to bên nhỏ. Điều này là hoàn toàn bình thường. Hầu như ai cũng sở hữu tinh hoàn không đều như vậy.
Tầm soát ung thư và tự mình kiểm tra hàng ngày là những việc làm rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe bản thân. Hãy dành thời gian cho những điều này để có một cuộc sống khỏe mạnh và chất lượng nhé.