Dấu hiệu ngôi thai thuận sẽ giúp mẹ bầu chuẩn bị tốt nhất cho quá trình chuyển dạ của mình.
Chính vì vậy, bài viết dưới đây, xin chia sẻ đến các mẹ một số dấu hiệu ngôi thai thuận để giúp mẹ phán đoán được bé yêu trong bụng đã quay đầu về ngôi thuận chưa để có những tác động kịp thời nhé.
Dấu hiệu ngôi thai thuận bằng cách tự phán đoán ngôi thai
Để biết được thai nhi trong bụng mẹ đã quay đầu xuống chưa, mẹ bầu có thể áp dụng phương pháp phán đoán bằng tay. Khi thực hiện, mẹ bầu nên nằm xuống và nhờ chồng của mình làm theo các bước sau một cách nhẹ nhàng:
– Bước 1: Mẹ bầu đặt hai tay vào vị trí đáy tử cung. Sau đó mẹ dùng cả hai bàn tay lần lượt đẩy nhẹ để nhận biết xem bộ phận nào của thai nhi ở đáy tử cung. Nếu như mẹ có cảm giác cưng cứng thì là phần đầu thai nhi.
– Bước 2: Hay tay lần lượt đặt vào bên phải và bên trái của vùng bụng. Đầu tiên giữa tay phải cố định, tay trái nhẹ nhàng sờ nắn kiểm tra. Sau đó, mẹ đổi ngược lại, tay trái cố định đồng thời, tay phải sờ nắn để xác định vùng lưng thai nhi ở bên nào.
– Bước 3: Mẹ đặt ngón tay cái và 4 ngón còn lại vào vị trí đầu ra của thai nhi để phán đoán đó là phần đầu hay phần mông. Nếu như vẫn chưa nhận biết được thì hãy nhẹ nhàng xoay sang bên phải, bên trái để xác định xem đầu quay xuống chưa.
– Bước 4: Mẹ đặt lần lượt hai tay vào vị trí đầu ra của thai nhi xem đầu hay mông ra trước và độ tụt của thai nhi.
Siêu âm thai
Siêu âm chính phương pháp giúp mẹ bầu nhận biết chính xác được thai nhi đã quay đầu xuống chưa nhờ vào hình ảnh. Vào tuần thai thứ 32, mẹ bầu nên đi siêu âm vì đây là dấu mốc quan trọng để kiểm tra các dị tật thai nhi. Tại đây bác sĩ cũng sẽ thông báo cho mẹ là thai nhi đã quay xuống ngôi thuận hay chưa.
Nếu chưa, thì mẹ cần nên hẹn lịch khám thai vào tuần thứ 35, 36. Bởi đây chính là thời điểm thai nhi thường trở về ngôi thuận. Đồng thời siêu âm vào lúc này cũng sẽ giúp mẹ đưa ra được biện pháp xử lý kịp thời khi thai nhi vẫn chưa chịu quay đầu. Mẹ không nên để tới gần sinh mới đi siêu âm. Bởi khi đó nếu ngôi thai chưa thuận, mẹ bầu có thể sẽ phải lựa chọn phương pháp sinh mổ.
Thai nhi bao nhiêu tuần thì quay đầu ngôi thai thuận?
Ngôi thai thuận – ngôi thai đấu chính là khi thai nhi ở tư thế đầu chúc xuống dưới, gáy quay về phía bụng mẹ. Tư thế này sẽ giúp mẹ vượt qua cuộc chuyển dạ dễ dàng hơn vì ở ngôi thuận, thai nhi sẽ tạo áp lực lên buồng tử cung, khiến buồng tử cung mở rộng hơn khi xuất hiện các cơn co thắt trong quá trình sinh nở.
Trong khoảng thời gian 3 tháng cuối thai kỳ, thai nhi sẽ quay đầu xuống ngôi thuận. Tuy nhiên, mỗi bé sẽ lại xoay đầu ở một thời điểm khác nhau. Nhưng thông thường, thì ngôi thai sẽ thuận khi mẹ bầu ở tuần thứ 35 của thai kỳ. Đối với những mẹ bầu mang thai lần thứ 2, thời điểm này có thể sẽ muộn hơn, nó có thể rơi vào khoảng tuần thai thứ 36, 37.
Trên thực tế, vẫn có khoảng 3% thai không quay đầu về đúng vị trí mà có thể ở nhiều tư thế như mông quay về phía dưới tử cung (ngôi ngược) hoặc đầu của thai đã chúc xuống dưới nhưng phần gáy lại nằm bên phía cột sống (ngôi sau) hay thainhi nằm ngang trong bụng (ngôi ngang). Những mẹ bầu rơi vào trường hợp này hầu như sẽ được khuyến khích sinh mổ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con.
Hi vọng với những chia sẻ trên đây, sẽ giúp mẹ biết thêm thông tin về dấu hiệu nhận biết ngôi thai thuận.