Những loại thực phẩm giàu kali và natri dễ tìm và cực rẻ có sẵn trong nhà bếp như khoai lang, khoai tây, các loại đậu, măng tây, ngũ cốc..bổ sung vi chất tạo ra một nguồn năng lượng chủ yếu cho mọi hoạt động của cơ thể.
Vai trò của natri kali đối với cơ thể
Kali có chủ yếu ở bên trong tế bào và giữ vai trò quan trọng trong các quá trình chuyển hóa, tham gia hệ thống đệm điều hòa pH của tế bào. Trong cơ thể lượng kali thường khá ổn định, vì nếu quá thừa hoặc quá thiếu đều có thể dẫn tới những biểu hiện bệnh lý. Khẩu phần ăn phối hợp nhiều loại thực phẩm thường cung cấp đủ kali cho cơ thể.
Kali trong máu có nồng độ bình thường là 3,5 – 5 mmol/l. Trong cơ thể, kali giúp điều hòa cân bằng nước và điện giải, giúp duy trì hoạt động bình thường, đặc biệt là của hệ tim mạch, cơ bắp, tiêu hóa, tiết niệu. Nhiều nghiên cứu những năm gần đây đã làm phong phú thêm vai trò của một chế độ ăn giàu kali đối với cơ thể có tác dụng làm giảm huyết áp, tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa, hô hấp, giảm bệnh hen phế quản… Khảo sát trên lâm sàng, người ta nhận thấy rằng cứ 5 người phải nhập viện vì những lý do khác nhau, thì một người có kali máu thấp. Người ta bổ sung chế độ ăn với kali hoặc tăng tiêu thụ những thực phẩm giàu kali giúp huyết áp hạ xuống, làm giảm nguy cơ những cơn đau tim, cải thiện việc sử dụng insulin của cơ thể, giảm tần suất chứng loạn nhịp tim, cải thiện những dấu hiệu trầm cảm và chứng biếng ăn.
Mặt khác, kali cũng giúp ích cho cơ thể sản xuất ra protein từ các amino acid và biến đổi glucose thành glucogen (polysaccharide dự trữ chính của cơ thể) một nguồn năng lượng chủ yếu cho mọi hoạt động của cơ thể.
Khi nói về Natri, người ta thường nghĩ đến muối, và trên thực tế nguồn cung cấp Natri thường xuyên chính là muối. Natri có vai trò tạo nên áp lực thẩm thấu và pH máu do chịu trách nhiệm phân phối nước giữa môi trường bên ngoài và tế bào trong cơ thể. Nguồn cung cấp Natri: các loại thực phẩm, vì không loại thức ăn nào không có muối. Do đó tốt hơn cả là nên tìm loại thực phẩm chứa ít muối (dừa là loại chứa ít muối nhất). Nguồn thực phẩm tự nhiên cung cấp Natri bao gồm: sò, thực phẩm tươi sống, trứng, cá, thịt, sữa, fromatge tươi.
Những thực phẩm chứa nhiều kali và natri tốt cho cơ thể
Cơ thể chúng ta đang tiêu thụ natri quá nhiều, bởi vì natri được ẩn náu trong nhiều thực phẩm có “mác” lành mạnh, không gây béo phì. Để đánh dấu các thủ phạm làm gia tăng lượng natri hàng ngày, bạn cần đọc nhãn mác thực phẩm cẩn thận, nhìn vào số lượng natri trong mỗi khẩu phần và tỉ lệ phần trăm natri có thêm.
6 loại thực phẩm giàu natri
Ngũ cốc ăn sáng Ngũ cốc ăn sáng là lựa chọn sáng suốt cho bữa sáng lành mạnh, tuy nhiên một số sản phẩm có thể có khoảng 300mg natri mỗi cốc.
Bánh pudding Thực phẩm có hàm lượng natri cao thậm chí không có hương vị mặn. Bạn sẽ ngạc nhiên về tỷ lệ natri có trong một số món ăn nhẹ. Ví dụ, bánh pudding chứa tới 400mg natri trong ½ cốc.
Thức ăn “kiêng” chế biến sẵn Các thực phẩm đông lạnh, đã qua chế biến thường được quảng cáo là “lượng calo thấp,” hay “ít chất béo.” Thực tế các thực phẩm này đều có lượng natri cao (đôi khi còn bổ sung thêm đường). Một số thức ăn chứa lượng natri tương đương natri trong 8 túi khoai tây chiên.
Cá ngừ đóng hộp Cá ngừ được biết đến như nguồn cung cấp protein và axit béo omega – 3 lành mạnh, tuy nhiên nếu bạn chọn cá ngừ đóng hộp, bạn đang bổ sung khoảng 400mg natri trong 100 gam khẩu phần ăn.
Rau quả đóng hộp Rau quả đóng hộp thường thêm thêm nước sốt và gia vị, một hộp có thể lên đến 730mg natri. Bạn hãy chọn những sản phẩm có chú thích “no salt added” (không thêm muối) hoặc dùng rau quả tươi.Bánh mì và ổ bánh mì nhỏ cho bữa sáng
Một lát bánh mì trắng có thể chứa đến 230mg natri, số lượng này có vẻ không nhiều, nhưng nó sẽ gia tăng tịnh tiến nếu bạn ăn bánh mì trong suốt ngày.
Gia cầm đóng gói Mức độ natri trong gia cầm sẽ khác nhau tuỳ thuộc vào cách sơ chế. Gà đóng gói thường chứa một dung dịch muối làm tăng đáng kể lượng natri trong thịt. Một phần ăn 100g có thể có 440mg natri.
8 thực phẩm chứa kali giúp hạ huyết áp
Hàng ngày, cơ thể chúng ta cần khoảng 3,5g kali và được lấy chủ yếu qua nguồn thực phẩm. Một số loại thực phẩm giàu kali: rau mùi tây, mơ khô, sôcôla, nhiều loại hạt (đặc biệt là hạnh nhân và hồ trăn), khoai tây, măng, chuối, đu đủ, bơ, đậu nành và cá… Trong cơ thể, kali được hấp thu ở ruột non và thận là cơ quan đào thải kali (90% kali được đào thải qua thận, 10% qua phân và da). Thực phẩm giàu Vitamin K có sẳn trong tự nhiên
- Khoai lang: một trong danh sách các loại thực phẩm có nhiều chất kali. Một gói khoai lang có thể chứa 694mg kali, chất xơ, beta carotene và một lượng tinh bột có thể cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể trong ngày.
- Khoai tây: một thực phẩm lành mạnh, nó là một nguồn kali sẵn có, giúp giảm huyết áp, trong khi hàm lượng natri thấp, giúp giảm phù. “Chúng ta cần một tỉ lệ kali/natri là 5 – 1 để kiểm soát tăng huyết áp và duy trì một sự cân bằng trong cơ thể chúng ta”, Wiseman nói. Khoai tây cũng rất giàu magiê, giúp giảm căng thẳng và cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể.
- Cà chua: loại quả tươi rất tốt cho sức khỏe. Bột cà chua hay cà chua xay nhuyễn lại là nguồn cung cấp kali rất lớn. Một phần tư chén bột cà chua cung cấp 664mg khoáng chất quan trọng này, trong khi một nửa cốc cà chua nghiền lại chỉ chứa 549mg. Nước ép cà chua thì chỉ có hơn 400mg. Vì vậy, để nhận được nhiều hơn lượng kali cho cơ thể mình vào chế độ ăn uống từ cà chua, hãy sử dụng nước sốt cà chua thay thế cho các cách nấu khác.
- Củ cải đường: khi nấu chín, có vị hơi đắng, nhưng lại xứng đáng có mặt trên vị trí bàn ăn vì nó đóng góp tới 664mg kali trong nửa chén rau. Củ cải đường là chất chống oxy hóa, một nguồn cung cấp tuyệt vời folate dù sống hay đã nấu chín.
- Các loại đậu: đều rất tốt cho hệ tim mạch nên sử dụng chúng trong bữa ăn hàng ngày vì chỉ cần một nửa chén đậu đũa đã cung cấp gần 600mg kali, đậu que, đậu Hà Lan cũng có công dụng tương tự.
- Măng tây: chứa nhiều kali nên giúp làm hạ huyết áp và acid amin như: amides và một ít natri cho nên có công dụng chữa phù nề. Các nguyên tố này có thể trung hòa clo sinh ra trong cơ thể trong quá trình tiêu hóa, để chống mệt mỏi. Là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng rất cao giúp giảm cân, nó chứa nhiều vitamin A, vitamin B tổng hợp, vitamin C, kali, photpho, kẽm, xenlulo thô, acid folic có nhiều trong măng tây có thể phòng ngừa được bệnh tim. Các nhà nghiên cứu cho rằng mỗi ngày dùng 40mg acid folic có thể giảm 10% tỉ lệ phát các bệnh tim. Măng tây cung cấp rất nhiều acid folic cho cơ thể.
- Sữa chua: một cốc sữa chua không chất béo có chứa 579mg kali, trong khi sữa chua chứa nhiều chất béo sẽ có ít hơn một chút hàm lượng này. Các sản phẩm sữa chua chứa nhiều men vi sinh, lợi khuẩn có thể hỗ trợ tiêu hóa và giữ cho đường ruột luôn được khỏe mạnh.
- Ngao: cứ mỗi 100g ngao có chứa khoảng 534mg kali và có nồng độ vitamin B12 cao nhất trong bất kỳ loại thực phẩm nào.
Dấu hiệu cơ thể thiếu kali, natri
Biểu hiện của cơ thể thiếu Kali ban đầu thường là run tay, không điều khiển được hai bàn tay theo ý muốn. Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời, bệnh nhân có thể bị nhược cơ, mỏi mệt toàn thân, khó thở vì sự trao đổi máu qua tim yếu làm cơ thể không được cung cấp đầy đủ lượng oxy cần thiết. Bên cạnh đó, người bệnh thường bị tím tái ở môi, đầu các ngón tay chân; nặng hơn là rối loạn tri giác.
Những người từ 40 tuổi trở lên dễ mắc phải bệnh này do chế độ ăn uống không cung cấp đủ lượng K và do trong quá trình bị bệnh về phổi đã sử dụng nhiều thuốc giãn phế quản. Ngoài ra, các loại thuốc có tác dụng lợi tiểu, chữa trị phù nề hay corticoides cũng làm cho quá trình đào thải K càng nhanh chóng.
Theo bác sĩ Trần Văn Ngọc, những người lớn tuổi có dấu hiệu giảm K cần ăn nhiều thức ăn, trái cây giàu K như cam, chuối… và uống thuốc bổ sung Kali theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, nếu cơ thể dư K cũng gây ra những ảnh hưởng không tốt, thậm chí nguy hiểm như rung thất hay tim ngừng đập. Đặc biệt đối với các bệnh nhân bị suy thận nên cẩn trọng khi sử dụng thuốc hoặc thức ăn bổ sung K vì ở những trường hợp này, cơ thể không đào thải lượng K dư thừa. Để tránh những biến chứng trên, bác sĩ Trần Văn Ngọc khuyên tất cả bệnh nhân bị hen suyễn hay tắc nghẽn phổi mãn tính có sử dụng thuốc giãn phế quản nên được kiểm tra điện giải đồ định kỳ mỗi tháng một lần, đặc biệt là những người từ 60 tuổi trở lên.
Để lại một bình luận
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.